Link Video: https://youtu.be/ApiHE2Fx3to
Các nước tư bản không hề có Ban Tuyên giáo và cũng không có Bộ Thông tin và Truyền thông (tức Bộ 4T). Hai cơ quan này, một thuộc về Đảng, một thuộc về Chính phủ, cả hai đều có trách nhiệm bóp nghẹt những thông tin mà Đảng Cộng sản cho là bất lợi đối với họ. Thông thường, Bộ 4T chỉ đạo báo chí bằng văn bản, còn Ban Tuyên giáo Trung ương là chỉ đạo miệng. Hầu hết những thông tin bất lợi được báo chí đăng lên, rồi lại rút xuống, là được chỉ đạo miệng.
Thông thường người đứng đầu Ban Tuyên giáo Trung ương là Ủy viên Bộ Chính trị, người đứng đầu Bộ 4T là Ủy viên Trung ương Đảng. Tuy nhiên, ở Trung ương Đảng khóa 13 này thì có ngoại lệ, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương lại là Ủy viên Trung ương Đảng – ông Nguyễn Trọng Nghĩa. Thực tế, Ban Tuyên giáo Trung ương có quyền cao hơn Bộ 4T, nhưng chỉ đạo công khai là Bộ 4T.
Từ khi Chính quyền Cộng sản hình thành cho đến nay, họ luôn cấm tự do báo chí. Đây là cách tốt nhất để Đảng tuyên truyền, cũng là cách tốt nhất để cho thông tin bất lợi không đến được toàn dân. Tuy nhiên, đến thời thông tin toàn cầu, thì người dân không chỉ tìm kiếm thông tin trên báo chí chính thống, mà họ còn tìm kiếm thông tin trên nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Google vv… Rất nhiều thông tin bổ ích được người dân tìm thấy trên những trang mạng xã hội khổng lồ này.
Từ nhiều năm qua, Đảng Cộng sản luôn tìm cách bóp nghẹt thông tin tự do trên mạng xã hội. Đảng Cộng sản đã tìm mọi cách gây áp lực cho các trang mạng xã hội phải nghe theo họ. Ngày 4/12, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát đi lời đe dọa đến các ông lớn mạng xã hội rằng, “Facebook, Google… có thể bị chặn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nếu tiếp tục khai báo sai về tình trạng máy chủ”.
Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử của Bộ 4T cho biết, theo quy định của Nghị định 70/2021/NĐ-CP, ban hành ngày 20/1/2021, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo nước ngoài phải thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông 15 ngày, trước khi bắt đầu kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam.
Người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trong nước và nước ngoài (đại lý quảng cáo, Facebook, Google…) không đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật.
Thực ra, các clip mà Đảng Cộng sản cho là vi phạm pháp luật, thường là những thông tin về mặt trái của chính quyền. Đây là những thông tin có tính chất bóc trần những sự dối trá của Chính quyền, đặc biệt là những thông tin về chính trị.
Nhiều năm qua, Chính quyền Cộng sản dựng lên bức tường lửa chặn các trang Web mà họ cho là “nói xấu chế độ”. Họ nuôi hàng vạn dư luận viên cùng với 10 ngàn lính tác chiến không gian mạng, mà họ đặt tên là Lực Lượng 47. Nhiệm vụ của lực lượng này là bình luận phá đám những bài viết phân tích những góc khuất của nhà nước Cộng sản.
Dư luận viên được biết đến là thành phần cuồng tín ít học, lực lượng này ngày nay không có tác dụng gì đối với xã hội, vì sự kém hiểu biết của họ. Lực lượng 47 chuyên tấn công các trang web, các tài khoản mà chính quyền chỉ định cần phải đánh sập. Đây là thành phần được ví như quân trộm cướp chuyên phá phách, quấy nhiễu người dân. Cách làm này của chính quyền cho thấy sự hèn hạ của họ, bởi vì họ sử dụng số đông và tấn công một cách thô tục, bất chấp lý lẽ.
Sự chọc phá của dư luận viên và lực lượng 47 chưa đủ, Đảng lại xua Bộ 4T đi gây áp lực với Google, Facebook, Youtube chèn ép những trang tin không chính thống. Điều này cho thấy rằng, họ đang bế tắc trong vấn đề phản biện.
Nếu chính quyền Cộng sản làm đúng, làm được việc ích nước lợi dân, thì các trang không chính thống không thể tấn công được họ. Cũng bởi làm sai nhưng không chịu sửa, mà chính quyền Cộng sản phải dùng đến hạ sách, là làm cho những tiếng nói trái chiều không đến được với người dân. Đảng bất chính thì không thể có hành động chính trực, một bạn đọc đã cho Thoibao.de nhận xét như thế.
Nguyễn Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nghĩ gì khi dàn lãnh đạo Việt Nam đứng cúi đầu trước di ảnh Giang Trạch Dân?
>>> Bài toán bất động sản làm Chính phủ rối như “gà mắc tóc”
Công nhân thất nghiệp, nỗi lo còn dài…