Link Video: https://youtu.be/eUfUpy0kpj4
Có độc giả của Thoibao.de nhận xét rằng, “Tòa Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội không giống như tòa đại sứ, mà nó giống với dinh toàn quyền của Thiên triều tại Việt Nam hơn, đặc biệt là hình ảnh dàn lãnh đạo Việt Nam đứng cúi đầu trước di ảnh của Giang Trạch Dân”. Đây là lời nhận xét thật chua xót, nhưng rất đáng buồn là nó lại giống như vậy.
Hầu hết khi các nguyên thủ quốc gia khác từ trần, vì ngoại giao, Chính quyền Việt Nam chỉ cần gửi điện chia buồn theo thông lệ ngoại giao. Đấy là quan hệ bình đẳng, tuy nhiên, ngày 2/12 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu của Việt Nam cùng những gương mặt quyền lực nhất như: Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch nước, Phạm Minh Chính – Thủ tướng, Võ Văn Thưởng – Thường trực Ban Bí thư, Trần Thanh Mẫn – Phó Chủ tịch Quốc hội, Bùi Thanh Sơn – Bộ trưởng Ngoại giao. Ngoài ra còn có rất nhiều người đứng đầu các cơ quan khác như, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan Trung ương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, đã đến viếng thăm di ảnh Giang Trạch Dân tại Đại sứ quán Trung Quốc.
Hình ảnh này cho thấy vị thế chư hầu của Việt Nam rất rõ ràng. Dàn lãnh đạo Việt Nam, đủ hết các ban ngành đều phải tụ về Đại sứ quán của một quốc gia khác, để cúi đầu trước một cựu lãnh đạo của họ từ trần. Đảng Cộng sản Việt Nam dường như đang thực hiện nghi thức bề tôi với hoàng thượng chứ không phải là nghi thức ngoại giao thông thường. Chính vì hành động thiếu tính tự chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế, mới có câu nhận xét chua chát mà một bạn đọc đã gửi đến Thoibao.de. Là người Việt Nam có lòng tự trọng, ắt không ai lại chấp nhận hành động mất thể diện quốc gia như thế này.
Hình ảnh này cho thấy, nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không bị lệ thuộc, thì đã không có hình ảnh đáng xấu hổ như vậy. Trên các văn bản giấy tờ hành chính, Chính quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn buộc phải có hàng khẩu hiệu “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc”. Nhưng tự do thì không hề có, bởi hàng loạt tù nhân lương tâm đã phải nhận những bản án vô cùng nặng nề, chỉ vì họ dám nói lên sự thật của chế độ. Hạnh phúc cũng không thể đạt được, vì kinh tế đất nước rất nghèo và người dân phải quần quật lao động để tồn tại, với tiền lương thấp, chất lượng cuộc sống thấp. Trong khi đó quan chức thì sống phè phỡn xa xỉ, dư tiền mua nhà cao cấp, xây biệt phủ, sắm ô tô và cho con cái đi du học cực kỳ tốn kém. Một xã hội bất bình đẳng như vậy thì làm gì có hạnh phúc. Đấy là chưa nói đến xã hội Việt Nam vô cùng bất an.
Tự do và hạnh phúc chắc chắn là không hề có tại Việt Nam, vậy còn về “độc lập” tự chủ thì sao? Bao lâu nay, những người bênh vực cho chế độ thường cho rằng, Việt Nam độc lập. Tuy nhiên, với hình ảnh dàn lãnh đạo Việt Nam rồng rắn xếp hàng để cúi đầu trước ngoại bang ngay trên đất Việt, thì điều đó cho thấy, đất nước Việt Nam không hề có độc lập. Đã độc lập là phải bình đẳng, cho dù quốc gia kia có to lớn cỡ nào.
Những gì mà Thoibao.de đã bình luận ở bản tin ”Giang Trạch Dân – Từ Hội nghị Thành Đô đến 16 Chữ vàng và 4 Tốt”, đã trích lại tài liệu lịch sử rằng, chính ông Giang Trạch Dân là người đạo diễn cho Hội nghị Thành Đô giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 1990, làm tiền đề cho những ký kết bất bình đẳng nghiêm trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc sau đó. Trong đó có Hiệp định Biên giới Việt – Trung, ký năm 1999 và Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ ký năm 2000. Ngoài ra, ông Lê Khả Phiêu và ông Nông Đức Mạnh với tư cách là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã bị Giang Trạch Dân tròng vào cổ “16 Chữ vàng” và “4 Tốt”. Những phương châm này cứ như sợi thòng lọng siết cổ dân tộc Việt Nam. Bởi mỗi khi Trung Quốc ra luật cấm trái phép trên Biển Đông, Đảng Cộng sản Việt Nam lại không được phép lên tiếng mạnh mẽ, vì phải “giữ hòa hiếu” theo phương châm 16 Chữ và và 4 Tốt này.
Trân Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Xoá bỏ tổ dân phố, cạn tiền nên đuổi bớt tay sai
>>> F88 – Công ty tài chính hay tín dụng đen có bảo kê
>>> Hổ thật ở Việt Nam bị biến thành hổ giấy tại Mỹ, VinFast của ông Vượng bế tắc ở xứ cờ hoa
Làm sao để xây dựng một “Hệ giá trị con người”?