Link Video: https://youtu.be/e0S-9YIUYmc
Ngày 8 Tháng Chín vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng cho họp Bộ Chính trị rồi đưa ra quyết định khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức.
Thông thường các Ủy viên Trung ương và các Ủy viên Bộ Chính Trị thuộc quyền quản lý của Bộ Chính Trị, mà trong Bộ Chính Trị ông Nguyễn Phú Trọng chỉ là Ủy viên. Còn ban bí thư trong tay ông Nguyễn Phú Trọng thì chỉ quản lý cấp thấp hơn Ủy viên Trung ương đảng. Tuy nhiên, với thế lực mạnh nhất hiện nay, tiếng nói Bộ Chính Trị chịu ảnh hưởng của ý chí ông Nguyễn Phú Trọng là mạnh nhất.
Theo thông báo kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật, cán bộ thuộc diện cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút nếu không tự nguyện xin từ chức thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo quy định. Nghĩa là Bộ Chính Trị thông báo nếu không từ chức thì họ sẽ cách chức.
Bộ Chính Trị ra thông báo này không phải mới hồi Tháng Chín vừa qua mà quyết định này đã có từ năm 2021. Cụ thể là ngày 23 Tháng Mười Một 2021, tại hội nghị tiếp xúc cử tri Thành phố Đà Nẵng báo cáo kết quả kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV ông Võ Văn Thưởng đã nói rằng “phải tạo ra áp lực chính trị của tổ chức Đảng và cơ quan để cán bộ phải từ chức khi uy tín của cán bộ đó giảm sút, không chờ đến hết nhiệm kỳ…”. Khi đó một số người nhận xét, ý kiến đó không phải là của ông Thưởng mà là ý của ông Tổng, ông Tổng nhờ miệng ông Thưởng đánh tiếng để mấy quan chức ngồi lì biết sợ mà rút, tuy nhiên lời hù dọa của ông Thưởng chẳng một ai sợ mà tự rút.
Có vẻ như ông Võ Văn Thưởng không đủ uy nên tháng Tám vừa qua, ông Tổng mượn tay Bộ Chính Trị thông qua Quy định số 80-QĐ/TW, ngày 18 Tháng Tám 2022 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử để hăm dọa và hiệu quả tức thì. Người đầu tiên phải xanh mặt rút chạy khỏi ghế Bộ trưởng là ông Nguyễn Văn Thể.
Ngày 17 Tháng Mười, báo chí cho biết “Bộ trưởng Giao thông Vận tải được miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân”. Như vậy là việc ông Thể sẽ rời chức vụ Bộ trưởng là do ông tự nguyện chứ không phải bị truất phế. Việc tự nguyện rời ghế không biết có được xử nhẹ cho sai phạm của ông Thể sau này hay không vì Bộ Chính Trị không có cam kết bằng văn bản. Có người cho rằng, những gì được quy định bằng văn bản hẳn hoi chưa chắc gì Chính quyền Cộng Sản giữ lời chứ nói gì đến việc không quy định bằng văn bản?
Từ khi Quy định số 80-QĐ/TW được ban hành, chưa ai phải “chạy mất dép” ngoại trừ ông Thể. Hiện nay có rất nhiều quan chứng dính chàm nhưng vẫn ngồi lì tại ghế không chịu tự nguyện rút lui mà chỉ có một minh ông Thể. Có người đánh giá rằng, ông Nguyễn Văn Thể là một Bộ trưởng “gan sứa”.
Rõ ràng năm 2021, ông Tổng chỉ lấy uy cuaere ban bí thư dọa chẳng ai sợ và giờ ông mượn oai của Bộ Chính Trị doạ thì đã có người sợ. Có lẽ ông Thể nhát gan thật, nếu ông ngồi lì thì chưa biết ông lại có thể ở lại ghế Bộ trưởng đến hết nhiệm kỳ cũng có khi. Trước Hội nghị Trung ương 6, ông Vũ Đức Đam và Nguyễn Xuân Phúc bị dính đến Việt Á ở nhiều cấp độ khác nhau, nhưng cuối cùng hai ông này ngồi lì và giờ hai ông này vẫn chưa mất chức. Xem ra ông Nguyễn Văn Thể “gan sứa” thật.
Thực ra Bộ Chính Trị là cơ quan quyền lực nhất Đảng Cộng Sản hiện nay, tuy nhiên trong Bộ Chính Trị cũng có rất nhiều phe chứ không phải chỉ một mình ông Nguyễn Phú Trọng kiểm soát tất cả. Vì thế dù cho Quy định số 80-QĐ/TW được ban hành nhưng sức nặng của nó không phải là sức nặng của cả Bộ Chính Trị, vì thế ông Thể sợ là rất có thể ông bỏ mất cơ hội ngồi lại ghế Bộ Giao thông Vận tải để chén tiếp.
Lưu Ly – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Ông Tổng đang chuẩn bị mẻ lưới lớn hốt cá khủng?
>>> Triệu quân trong tay nhưng ông lại bị vô hiệu hóa, ông Tô để bị “thủng” quá nhiều lỗ!
>>> Tổng – Tô tung cước, ông Thủ hoảng hốt chống đỡ! Kế quá hiểm của liên minh Tổng – Tô!
Bà trùm Trương Mỹ Lan, thân trong tù nhưng tay ngoài tù điều khiển game thách thức Tổng Tô