Link Video: https://youtu.be/ZlT1OjQIGEc
Việc ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đi thăm viếng ở nước ngoài bằng chuyến bay thương mại, ông phải ngồi chung với thường dân được một số nhà đánh giá cho rằng, ông Nguyễn Xuân Phúc bị tước bỏ mất đặc quyền dành cho nguyên thủ quốc gia. Dù ông có thất sủng hay có tội, thì hiện nay ông vẫn là người đại diện cho nhà nước Việt Nam, ông cần phải được tôn trọng như những người tiền nhiệm trước ông.
Kiện nay ông Phúc đang gặp sóng gió rất lớn cho chiếc ghế Chủ tịch nước của ông. Hội nghị Trung ương 6 cận kề mà ông bị đẩy đi nước ngoài được xem như là có ai đó tìm mọi cách để hạn chế những tính toán của ông. Giai đoạn gần ngày khai mạc rất quan trọng.
Nếu so sánh sự hợp lực giữa Tô Lâm – Nguyễn Phú Trọng và một mình ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thì sức mạnh quá chênh lệch. Có thể nói, cuộc chiến như vậy là không cân sức. Cho nên, nhiều người đánh giá nguy cơ mất ghế của ông Chủ tịch nước khá cao.
Có lẽ theo ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chỉ cần ông Lê Khánh Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hoặc Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và trợ lý Chủ tịch nước Bùi Huy Hùng là đủ. Đám tang của Thủ tướng Nhật cũng chỉ là nghi thức ngoại giao mang tính thủ tục.
Tuy nhiên theo chân ông Chủ tịch nước có bên Ban Bí thư tháp tùng gồm: Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Ngô Lê Văn ngoài ra cò có nhiều nhân vật bên Chính phủ như: Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh; Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi. Đồng thời cũng có đại diện bên Quốc hội là Vũ Hải Hà, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.
Có người cho rằng, những người tháp tùng ông Phúc sang Nhật không có ý nghĩa, Chính Phủ Nhật cũng chỉ ghi nhận ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, còn những người kia là ai họ cũng chẳng cần quan tâm. Vậy những người kia sang Nhật làm gì? Lẽ nào lại đi du lịch?
Cũng có thể những người đó sang Nhật du lịch và cũng có thể họ theo giám sát ông Chủ tịch nước. Bởi vì đã thời gian khá dài ông Chủ tich nước không bước chân được ra nước ngoài và người dân lại đồn ông bị quản thúc. Để xóa thông tin về quản thúc có thể Đảng cho ông Chủ tịch nước ra nước ngoài có sự giám sát chăng?
Nếu ông Phúc bị đẩy ra khỏi ghế chủ tịch nước vào Hội nghị Trung ương 6 thì điều đó cũng có nghĩa là sẽ cứu được sự nghiệp chính trị cho người khác. Trong đấu trường khốc liệt của hậu trường chính trị Đảng Cộng Sản, thất bại người này là thành công của người kia, sự nghiệp người này sụp đổ thì sự nghiệp người khác được lên hương. Quy luật đối kháng trong chính trị nó thế.
Ông Nguyễn Xuân Phúc được nhiều người đánh giá là kẻ cơ hội chính trị bậc nhất Đảng Cộng Sản. Ông không trung thành với ai lâu dài, và ông cũng nắm bắt thời cơ rất tốt. Ông được dfdanhs giá là người thức thời. Ông đã từng sát cánh với Nguyễn Tấn Dũng suốt 10 năm với 5 năm là Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ và 5 năm làm Phó thủ tướng thường trực lẽ ra ông phải gần ông Nguyễn Tấn Dũng hơn cả Phạm Minh Chính. Tuy nhiên, năm 2016, ông thấy thế ông Dũng yếu so với ông Tổng và ông đã lơ luôn để ông Dũng bị đẩy về vườn. Và đó cũng là cơ hội lớn để ông làm Thủ tướng.
Với cách như vậy, khi lên Thủ tướng ông chỉ trụ được 5 năm và bị Phạm Minh Chính hất cẳng khỏi ghế thủ tướng. Ông Chính có hậu thuận của ông Nguyễn Tấn Dũng. Với cách làm chính trị như vậy, nay ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trở nên chơ vơ không biết liên kết với ai. Với tình thế cô độc như hiện nay, có thể đây là chuyến đi cuối cùng của ông trên cương vị Chủ tịch nước nếu ông không trụ nổi qua Hội nghị Trung ương sắp tới.
Trân Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Thủ Phạm đang chỉnh đôi “găng đấm bốc”, Tổng làm gì được?
>>> Tô Đại “muốn ghẹo” hay muốn “bắt nạt” bà Đào Hồng Lan?
>>> Một vết nhơ khó rửa và số phận Phạm Bình Minh
Phúc chủ tịch bị xem thường như “phó thường dân”, ai đã “sỉ nhục” ông?