Link Video: https://youtu.be/BR1Xioikxg8
Có thể nói, chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình là con người bất chấp dư luận nhất Việt Nam. Vụ xử án dựa trên chứng cứ hoàn toàn ngụy tạo để ép chết Hồ Duy Hải đã cho thấy con người của ông ta. Có nhiều người cho rằng, ông là “con buôn chính trị”. Tuy nhận xét có vẻ như hơi nặng lời nhưng cũng có cái lý của nó.
Dư luận trên mạng xã hội lúc ông Nguyễn Hòa Bình xử Hồ Duy Hải đã nói rằng, ông Nguyễn Hòa Bình đang phục vụ cho thế lực chính trị lớn nhất nhì Miền Nam, thế lực này lớn đến nỗi ông Tổng Trọng liên tục trong nhiều năm tìm cách đưa người đứng đầu gia tộc này vào lò nhưng bất thành.
Ông Lê Thanh Hải là người nổi tiếng trong gia tộc Lê Trương. Được biết ông Hải có quan hệ thân thuộc với cánh an ninh bên Trung Quốc thông qua Chu Vĩnh Khang. Đây là điểm mấu chốt làm cho ông Tổng không sờ tới được và Nguyễn Hòa Bình phải bảo vệ một nhân vật được cho là hung thủ có quan hệ họ hàng với gia tộc lớn này.
Dân chuyên săn tin hậu trường chính trị Việt Nam đã đánh giá, ông Nguyễn Hòa Bình đã dùng vụ án Hồ Duy Hải để ngã giá chính trị và ông đã được toại nguyện khi mà Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đang dự định đưa ông vào chiếc ghế đứng đầu thủ đô đầy quyền lực.
Hành động ép chết Hồ Duy Hải bằng những thứ bằng chứng ngụy tạo đã làm nên thương hiệu của ông chánh án Nguyễn Hòa Bình, thương hiệu “người bẻ cân vĩ đại”, ý nói là ông Nguyễn Hòa Bình là con người sẵn sàng bẻ gãy cán cân công lý để đạt được mục đích dù cho cán cân đó có lớn đến đâu. Không phải ông Nguyễn Hòa Bình không biết đó là hình ảnh cực xấu của một qua tòa trước mặt công chúng, ông biết rất rõ là đằng khác, nhưng vì cái giá của sự nghiệp chính trị, ông ta bất chấp.
Sáng ngày 15/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, cho ý kiến dự thảo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính. Theo tờ trình Phó chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Chí Tuệ trình bày tại phiên họp, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân đến 40 triệu đồng, với tổ chức đến 80 triệu đồng.
Nhà báo ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có âm thanh hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có âm thanh người tham gia phiên tòa cũng bị phạt từ 7 – 15 triệu đồng.
Điều đáng nói là dự luật phạt tiền người ghi hình và ghi âm tại tòa. Ủng hộ cho dự luật này ông Nguyễn Hòa Bình phụ thêm là hành vi vi phạm cản trở hoạt động tố tụng, ảnh hưởng đến bản chất vụ án thì phải xử nặng hơn.
Không ai cay vấn đề đưa tin phiên tòa xét xử qua loa với bản án bỏ túi được truyền ra ngoài. Chính ông Bình đã bị chỉ trích trong một thời gian dài vì bản án bẻ gãy cán cân công lý mà ông là chủ tọa phiên tòa. Với bản chất của con người làm chính trị bất chấp như ông Nguyễn Hòa Bình thì ông thừa hiểu, hạn chế điều xấu của giới quan tòa trong chính quyền Cộng Sản bị tung ra ngoài là việc cực kỳ quan trọng.
Dự luật mà được ông phó chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Trí Tuệ trình lên Ủy ban thường vụ Quốc hội chính là ý của sếp ông Tuệ chứ không ai khác. Có mặt ông Nguyễn Hòa Bình tại đấy nên không có chuyện ông phó vượt mặt ông trưởng muốn trình nội dung gì cũng được là không thể nào.
Không biết ông Nguyễn Hòa Bình còn dự tính thêm lần bẻ gãy cán cân công lý nào nữa hay không, tuy nhiên với việc trình dự luật phạt nặng những người đưa tin tại tòa bằng âm thanh hình ảnh cho thấy, ông Nguyễn Hòa Bình đang cố che đậy những gì mà ông đang và sẽ làm. Trước khi làm điều xấu, người ta thường hay nghĩ cách che đậy, đó là nguyên tắc làm việc của mọi kẻ gian. Cho nên việc làm của ông Nguyễn Hòa Bình khó mà thoát ra khỏi quy luật đó.
Mai Hạnh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bà Trương Thị Mai lại „cà khịa“ 2 mày râu Bí thư và Chủ tịch Hà Nội?
>>> Một quan chức Miền Nam bị “kéo cổ” ra Bắc xử. Cánh Miền Bắc có ngụ ý gì?
>>> Phạm Minh Chính muốn xóa dấu vết đen của Nguyễn Tấn Dũng. Ông Tổng đầu hàng rồi sao?
Những toan tính “đáng sợ” của ông Tô đại tướng. Lật tẩy âm “mưu hiểm”!