Phạm Minh Chính muốn xóa dấu vết đen của Nguyễn Tấn Dũng. Ông Tổng đầu hàng rồi sao?

Link Video: https://youtu.be/DGAEWj33D-U

Ông Nguyễn Tấn Dũng để lại một di sản ê chề, nền kinh tế tan nát. Những tổng công ty hoặc tập đoàn kinh tế nhà nước ông Dũng lập ra được tung hô như những quả đấm thép, kết quả là hầu hết những doanh nghiệp đấy là những “quả đấm thép” thực sự nhưng lại đấm vào nền kinh tế Việt Nam.

Các tập đoàn nhà nước nợ đầm đìa, làm ăn thua lỗ thì ắt Nhà nước Cộng sản phải tăng thuế để bù vào. Lẽ ra những “quả đấm thép” đó phải dược giải tán thì Chính phủ thời ông Nguyễn Xuân Phúc và đến giờ là ông Phạm Minh Chính vẫn duy trì.

Việc duy trì những phế tích thời ông Nguyễn Tấn Dũng có mục đích trục lợi là chinh. Những lần tái cơ cấu được hỗ trợ đễ hoạt động rồi lại lỗ. Tưởng rằng đến thời ông Phạm Minh Chính cho giải thể những đống sắt vụn thì thật thất vọng, ông Chính lại cho tái cơ cấu để nó hoạt động tiếp.

Ngày 14/08, ông Phạm Minh Chính đã có buổi kiểm tra, khảo sát thực địa và làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan về phương án tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc – 1 trong 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương. Một sản phẩm từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng.

Hình: 12 đại dự án từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng để lại vẫn lỗ triền miên

Thay vì cho dọn dẹp đống sắt vụn phế liệu thì ông Phạm Minh Chính yêu cầu giữ lại nhà máy Đạm Hà Bắc và quyết tâm tái cơ cấu lại với các giải pháp như cải tiến quy trình sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, đa dạng hoá sản phẩm…

Được biết, dự án cải tạo, mở rộng, nâng công suất nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc của Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam-Vinachem) khởi công cuối năm 2010, đi vào vận hành từ năm 2015, chậm 36 tháng so với kế hoạch.

Sau khi mở rộng, nhà máy luôn vận hành ổn định nhưng Công ty Đạm Hà Bắc lại chuyển từ có lãi sang thua lỗ. Nguyên nhân cơ bản là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng và chi phí tài chính rất lớn, với các khoản vay ngân hàng có lãi suất cao và phải chịu lãi phạt (do không trả đúng hạn) dẫn đến lãi chồng lãi. Bên cạnh đó, tranh chấp hợp đồng tổng thầu EPC với nhà thầu chưa được giải quyết dứt điểm. Đến cuối năm 2021, công ty vẫn còn nợ hơn 6,4 nghìn tỷ đồng (vay gốc hơn 3.000 tỷ đồng, nợ lãi hơn 3.300 tỷ đồng) và hơn 112 triệu USD.

Việc “tái cơ cấu” bơm vốn thay đổi nhân sự của công ty này nhằm mục đích làm cho những thứ ông Nguyễn Tấn Dũng gây ra hồi sinh. Nếu cho phá sản thì phải tổng kết những nguyên nhân dẫn đến thua lỗ thì cả khối người phải bị kỷ luật và vào tù, khi đó hồ sơ về sai phạm của ông Nguyễn Tấn Dũng lại càng dày lên thêm.

Hình: Thay vì xóa sổ, ông Phạm Minh Chính lại cho hồi sinh

Để buộc tội được những sai phạm của ông Nguyễn Tấn Dũng thì ông Nguyễn Phú Trọng cần mạnh tay với 12 đại dự án thua lỗ triền miên của Bộ Công Thương để kết luận mức độ sai phạm của ông cựu thủ tướng đầy tai tiếng.

Ông Trọng không nhúng tay vào thì Chính phủ vẫn cứ phải dùng nó như là cái cớ để hút cạn nguồn vốn ngân sách. Bởi các doanh nghiệp nhà nước luôn là bầu sữa cho các quan chức ngành kinh tế rút ruột. Vết đen của ông Nguyễn Tấn Dũng còn sờ sờ ra đó mà ông Tổng bí thư không làm gì được thì không biết ông Tổng đốt lò để làm gì nữa?

Ông Nguyễn Tấn Dũng đã về hưu rất lâu, và hiện nay ông đang cấu kết với thủ tướng đương nhiệm che chở cho con trai ông và cũng cấu kết với ông này xóa đi dấu vết sai phạm từ thời ông làm thủ tướng để lại.

Cuộc đời làm chính trị của ông Trọng đã đốt được nhiều củi, nhưng ông không động gì được đến thanh củi gộc Nguyễn Tấn Dũng thì đấy cũng được xem như là một thất bại, thậm chí là thất bại lớn nhất đời ông.

Nguyễn Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Vì sao Hồ Đức Phớc chưa bị gọi tên? Lộ thế lực khủng chiến với 3X?

>>> Nguyễn Văn Nên lập “băng đảng”, Sài Gòn tháo chạy tán loạn. Nguyên nhân?

>>> Nguyễn Thanh Nghị đã đá giò ai thì y người đó sẽ ngã ngựa? Thực hư về sức mạnh đáng nể ông Nghị?

Trương Thị Mai lại cà khịa 2 mày râu Bí thư và Chủ tịch Hà Nội?