Link Video: https://youtu.be/Q4LIVlE2AlE
Hiện nay ông Tổng đang cho Tô Lâm ra tay hốt đợt hai tại Cục Lãnh Sự Bộ Ngoại Giao, đây là dấu hiệu cho thấy, kết quả điều tra sau khi ông Tô Lâm hốt đợt một đã có tình tiết mới. Cơn bão đợt một xảy ra ở Bộ Ngoại Giao khi mà ngày 27 tháng 1 năm 2022, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 4 cá nhân nêu trên về tội “Nhận hối lộ” để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa Công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự. Đến tháng 3, bà Nguyễn Diệu Mơ (42 tuổi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại du lịch và Dịch vụ hàng không An Bình) cũng bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc Đưa hối lộ.
Ngày 14 tháng 4 năm 2022, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Tô Anh Dũng – thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Phạm Trung Kiên – chuyên viên Vụ Trang thiết bị và công trình y tế Bộ Y tế, và ông Vũ Anh Tuấn – nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an để điều tra về hành vi nhận hối lộ.
Đến cấp thứ trưởng bị bắt thì Bộ trưởng không thể không liên quan, bởi cấp thứ trưởng không thể tự minh quyết định mà phải có sự chỉ đọa của Bộ trưởng. Quan trọng là sự chỉ đạo của ông Phạm Bình Minh có để lại dấu vết hay không. Có 2 cách để lại dấu vết, một là từ hồ sơ lưu trử của bộ, hai là từ lời khai những người bị bắt. Và từ lời khai những người bị bắt, hiện nay Bộ Công An đã mở đợt tấn công lần hai vào Bộ Ngoại Giao, điều đó chứng tỏ quá trình điều tra của Bộ Công An đã có tình tiết mới.
Ngày 25/7, Bộ Công an cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam thêm 6 người khi mở rộng điều tra vụ án “đưa hối lộ, nhận hối lộ” xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản“; quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với 6 bị can.
Điều đáng nói là đợt truy quét lần hai này rất nhiều quan chức trong các bộ khác bị thổi bay. Cụ thể là: Nguyễn Mai Anh (46 tuổi, quê Quảng Ninh), chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế Văn phòng Chính phủ; Ngô Quang Tuấn (38 tuổi, ở Hà Nội), chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Giao thông Vận tải; Trần Văn Dự (61 tuổi, quê Thái Bình), nguyên Phó cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an; Vũ Sỹ Cường (36 tuổi, quê Hưng Yên), nguyên Cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, cùng về tội “nhận hối lộ“, quy định tại điều 354 bộ luật Hình sự.
Bị can Bùi Huy Hoàng (34 tuổi, quê Hải Dương), cán bộ Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản“, quy định tại điều 174 bộ luật Hình sự.
Bị can Nguyễn Tiến Mạnh (52 tuổi, quê Bắc Giang), Phó giám đốc Công ty CP du lịch thương mại Lữ Hành Việt, Giám đốc Công ty vận tải du lịch Hoàng Long Luxury, về tội “đưa hối lộ“, quy định tại điều 364 bộ luật Hình sự.
Vụ án đang được mở rộng chứ chưa khoét xâu vào Bộ Ngoại Giao. Đợt bắt lần này toàn là những quan chức cấp thấp nhưng rất nhiều ngành liên quan. Bộ Y tế, Bộ Công an và Bộ Giao Thông Vận tải cũng đã liên quan.
Vụ án Cục lãnh sự của Bộ Ngoại Giao được cho là vụ án bom tấn tương tự như vụ án Việt Á. Theo tin chúng tối nhận được là sắp tới sẽ có chuyện động trời xảy ra, cuốn phăng những ủy viên trung ương đảng khác và thậm chí có thể đánh sập cả sự nghiệp của một vài ủy viên Bộ Chính Trị nào đó.
Nguyễn Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Đập Vietnam Airlines, quật Quyễn Văn Thể, Phạm Bình Minh có thể tróc gốc?
>>> Đế chế ông Trần Đại Quang đang trỗi dậy, liên minh tay ba của Trần Quốc Tỏ từng bước củng cố?
Bí ẩn đằng sau ý đồ triệt hạ Phạm Bình Minh, sự thật từ người cha quá cố