Link Video: https://youtu.be/o5AV9xaT7So
Ngày 5/7 Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Quảng Trị về công tác lao động, người có công nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt Sĩ. VÀ ông này đã có một đề xuất khó hiểu, đó là đổi tên “liệt sĩ vô danh” thành “liệt sĩ chưa xác định được thông tin”. Năm 2023 phải hoàn thành việc điều chỉnh thông tin này.
Lý do mà ông Đào Ngọc Dung đưa ra cho quyết định này là. “Không liệt sĩ nào là vô danh, những liệt sĩ đều có tên tuổi, quê quán. Vì vậy việc ghi tên bia mộ cần nghiêm túc thực hiện, thống nhất tên trên những tấm bia này là “liệt sĩ chưa xác định được thông tin”, không để “vô danh” nữa”
Thực ra từ “vô danh” thành “liệt sĩ chưa xác định được thông tin” chẳng khác nhau về mặt ý nghĩa. Cụm từ mới có có phần dài dòng và mơ hồ. Mục đích là để xuất ngân sách mà thôi. Mà nói tới tiền thì trong chính quyền Cộng sản có lắm tiêu cực.
Ngày 8/7, theo chỉ đạo của ông Đào Ngọc Dung, lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị cho biết họ đang tiến hành việc thay đổi thông tin trên bia mộ liệt sĩ theo quy định. Theo đó, sẽ có 24.720 ngôi mộ cần phải thay đổi thông tin trên bia, trong đó có 20.501 bia mộ đang ghi “Mộ liệt sĩ chưa biết tên” hoặc “Mộ liệt sĩ chưa xác định được danh tính“.
Để thực hiện việc thay đổi, Sở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Trị đã có tờ trình đề nghị Bộ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hỗ trợ kinh phí cho tỉnh khoảng 13,8 tỷ đồng (mức 650.000 đồng/mộ). Trong 2 năm 2021-2022, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện chuẩn hóa thông tin 6.892 bia mộ liệt sĩ với tổng kinh phí là 4,515 tỷ đồng.
Để hoàn thành bia mộ, tỉnh Quảng Trị mới đây có văn bản đề nghị Bộ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho tỉnh trong năm 2023 để hoàn thành việc khắc lại và điều chỉnh thông tin trên 13.591 bia mộ liệt sĩ còn lại với tổng kinh phí là gần 9 tỷ đồng.
Theo ông Lê Nguyên Hồng – Giám đốc Sở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị, tại Quảng Trị trong thời gian qua không dùng từ “mộ liệt sĩ vô danh” mà dùng từ “mộ liệt sĩ chưa biết tên” hoặc “mộ liệt sĩ chưa xác định được danh tính“. Địa phương hiện có 20.501 ngôi mộ liệt sĩ chưa biết tên, trước đây khắc như thế nhưng giờ theo nghị định của Chính phủ thống nhất khắc “Mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin“.
Trước đó, tại cuộc làm việc với đoàn công tác tỉnh Quảng Trị, Bộ trưởng Bộ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chỉ đạo, quyết liệt thực hiện việc đổi tên bia mộ.
Trước thông tin này, trên mạng xã hội cũng xuất hiện một số ý kiến cho rằng việc thay đổi nội dung bia mộ liệt sĩ là không cần thiết và tốn kém. Đặc biệt, việc thay đổi thông tin nói trên không khác nhiều so với bia mộ cũ.
Ông Chu Ngọc Anh đã từng vẽ dự án nghiên cứu kit test covid -19 để hợp thức hóa cho trò gian lận của công ty Việt Á. Với số tiền là gần 20 tỷ đồng, các quan chức bộ Khoa học và Công nghệ đã chia nhau con số này. Tuy nhiên dự án của ông Chu Ngọc Anh không lộ liễu như dự án đổi bia mộ tốn kém vô ích của ông Đào Ngọc Dung. Đây là vấn đề tiêu cực, những đồng tiền thuế của dân bị chi tiêu một cách hoang phí. Ông Nguyễn Phú Trọng đã từng trừng trị nhiều quan tham thì ông cũng cần phải điều tra xem, dụng ý của ông Bộ trưởng Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội này là gì?
Đay là hành động lợi dụng người đã khuất để trục lợi. Về mặt đạo đức, quyết định này có vấn đề, về mặt pháp luật thì lại càng có vấn đề hơn. Vẽ dự án để ăn tiền là hành động phá hoại, phá hoại công sức của người dân làm ra đồng tiền đóng thuế cho chính quyền, để rồi chính quyền để cho những kẻ như thế phung phí.
Minh Tâm – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Lật ra ánh sáng, lý do bí ẩn Nguyễn Thành Phong bị ông Tổng triệt hạ
>>> Đà nẵng đang bị “tấn công”? Thành trì của chủ tịch bị vây tứ phía?
>>> Đã lên thớt cho Nguyễn Thành Phong. Mức án, cách chức hay bỏ tù?
Tin Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh, hư hay thật?