Cuộc chiến Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn chưa được truyền dạy đầy đủ!

Link Video: https://youtu.be/hbv_EFFd_KY

“Chưa có triều đại nào trong trang sử nước nhà lại hèn đến thế

Giặc xâm lăng không dám nói thật tên

Hịch Tướng Sĩ bỗng trở thành đồ nhắm

Mắt Hưng Đạo Vương đâm xuyên ly rượu Mao Đài

Hồn Tử Sĩ đồng thanh bọn Tàu Cộng là quân xâm lược

Nói vậy cho đúng tên đừng đánh tráo ngôn từ

Trí trá thế đủ rồi!”

Đó là một đoạn trong bài thơ “Gửi cho đầy tớ” được nhà văn Trần Ngọc Tuấn viết trên Facebook cá nhân của mình đúng 43 năm sau cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc vào Việt Nam mà truyền thông nhà nước gọi là “Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc”.

Trao đổi với RFA sáng 16 tháng 2 năm 2022, nhà văn Trần Ngọc Tuấn nêu quan điểm của ông:

Cái cách né tránh, nói là “cuộc chiến tranh biên giới” … Thế như vậy chẳng lẽ những người lính Việt Nam cầm súng bắn vào biên giới? Biên giới nào? Nghe rất là vô lý.

Lãnh đạo Việt Nam bây giờ rất là ngại Trung Quốc, sợ mất lòng Trung Quốc. Trong khi đó thì Trung Quốc lại họp kỷ niệm ngày cuộc chiến đánh Việt Nam.

Mà bản thân cá nhân tôi khi đi thắp hương ở chỗ gọi là Đài tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn giữa trung tâm Hà Nội …

An ninh còn ngăn cản chúng tôi, mà chúng tôi đi rất hiền lành, mang bó hoa, mang que hương đến … Cứ xua đuổi!

Chứng tỏ có chỉ thị của cấp trên. Họ tránh những cái đấy. Còn nếu lịch sử thì không bưng bít đâu, thưa chị. Không thể bưng bít được!

Cứ muốn xóa ra khỏi cái tâm thức của dân tộc. Không thể xóa được. Không thể đục đẽo. Phải nói đúng tên của đối tượng.

Đấy là bọn Trung Quốc xâm lược. Phải nói thẳng thế luôn!”

Không thể bưng bít được! Cứ muốn xóa ra khỏi cái tâm thức của dân tộc. Không thể xóa được. Không thể đục đẽo.

Phải nói đúng tên của đối tượng. Đấy là bọn Trung Quốc xâm lược. Phải nói thẳng thế luôn! – Nhà văn Trần Ngọc Tuấn

Ảnh: Lính Trung Quốc cùng sự yểm trợ của xe tăng tấn công vào lãnh thổ Việt Nam năm 1979.

Theo nhà văn Trần Ngọc Tuấn, việc không đưa cuộc chiến tranh năm 1979 vào chương trình giảng dạy có cái hại rất lớn là nhiều trẻ em không hề biết là có một cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam.

Việc làm này của nhà cầm quyền đã vô tình cướp mất lòng yêu nước và tinh thần cảnh giác, chống lại Trung Quốc – kẻ âm mưu xâm lược, âm mưu bành trướng, biến Việt Nam thành chư hầu. Ông nói tiếp:

Trong khi đấy thì lại nói về Bà Trưng, Bà Triệu, nói về những cái lịch sử này và lịch sử khác… đánh nhau với Pháp, với Mỹ thì nói rất là kinh, còn nói nhiều nữa. Cái đấy, tôi cho là không công bằng!”

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước.

Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979. Có tổng cộng chín quân đoàn và hai sư đoàn tiến chiếm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng liên Sơn, Lai Châu. Quảng Ninh, và Hà Tuyên.

Trung Quốc tuyên bố đã đạt được chiến thắng về chính trị và chiến thắng chung cuộc, đồng thời khẳng định quân Trung Quốc “đã có thể tiến thẳng tới Hà Nội nếu muốn”.

Phía Việt Nam cũng khẳng định đã giành được thắng lợi oanh liệt trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Ảnh: Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2.1979

Theo giảng viên đại học Đinh Kim Phúc, cho đến nay ở cấp phổ thông trung học thì cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc chỉ được nhắc đến một dòng ở trong sách giáo khoa lịch sử.

Còn đối với đại học, trong các chương trình, ví dụ như Lịch sử các nước Đông Nam Á, Lịch sử ASEAN hay Quan hệ quốc tế khu vực… thì tùy vào bản lĩnh của giảng viên mà sinh viên có thể biết được sự thật hay không về cuộc chiến tranh này. Ông nhận định:

Theo tôi được biết, một lý do chủ yếu mà cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc vào tháng Hai năm 1979 không được nhắc đến, có thể vì những cam kết từ Hội nghị Thành Đô là cả hai phía đều không nhắc lại quá khứ để mà xây đắp cái tình hữu nghị trong tương lai.

Chính vì những cái cam kết như vậy mà sử học Việt Nam đã bỏ trống một giai đoạn lịch sử hào hùng cũng như tang thương của dân tộc Việt, trước sự xâm lược của Trung Quốc từ tháng Hai năm 1979 và kéo dài tận mười năm sau đó mới chấm dứt.

Và trong mười năm xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam, không chỉ là những cuộc xung đột vũ trang đẫm máu ở sáu tỉnh biên giới phía Bắc mà còn có một sự kiện khác nữa, đó là Trung Quốc đánh chiếm cụm đảo Gạc-Ma của Việt Nam vào ngày 14 tháng Ba, năm 1988.

Cái chuyện không khơi dậy lòng hận thù để hướng tới tương lai nó khác với việc nhắc lại các biến cố của lịch sử.

Chính vì những biến cố này chúng ta mới rút ra được bài học kinh nghiệm đối xử lại với Bắc Kinh.”

Ảnh: Bộ đội Việt nam đang chuyển quân ra Cao bằng để đối đầu với quân Trung quốc

Mặc dù Chính phủ có thể cho phép các cuộc thảo luận cởi mở hơn về cuộc chiến trên các phương tiện truyền thông hà nước, nhưng việc giảng dạy toàn diện hơn về cuộc chiến này vẫn chưa được thực hiện.

Thầy giáo Ngọc Sơn ở Sài Gòn chia sẻ:

Nó chỉ là đưa thông tin thôi chứ còn không nói kỹ.

Cũng không dám nói là chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng Trung Quốc mà chỉ nói là ‘chiến tranh biên giới’.

Họ giấu diếm những từ mà họ cho là nhạy cảm. Ngay cả mấy ông chủ trì viết sử cũng phải hỏi chuyên gia Trung Quốc, cũng phải có thỏa thuận.

Mấy ổng viết sử không phải để cho con cháu sau này hiểu về lịch sử, mà phải viết để phục vụ chính trị.

Nếu những người viết sử có trách nhiệm, có tấm lòng với dân với nước thì càng phải viết cho rõ ràng vấn đề.

Tại sao thời kỳ nào cũng viết rất rõ ràng, thậm chí còn thêm mắm thêm muối, mà thời kỳ chiến tranh Trung Quốc xâm lược lại không dám ghi?

Mình nhớ thời bảy mươi mấy tám mươi, lúc đó báo đài cũng lên án mạnh mẽ bọn Trung Quốc xâm lược, mình thì nghe được qua radio thôi. Sau này im re hết.”

Một số nhà quan sát cho rằng, từ sau Hội nghị Thành Đô, Việt Nam đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược và chống xâm lược ra khỏi sách giáo khoa; không có một buổi lễ kỷ niệm chính thức nào về ngày này.

Ảnh: dân quân Cao Bằng áp giải tù binh Trung quốc

Còn báo chí, mỗi năm, tùy theo tình hình chính trị mà được nhắc đến nhiều hay nhắc ít.

Theo bài viết có tựa “Tại sao Việt nam không dạy về chiến tranh Việt Trung trong môn lịch sử” của tác giả Travis Vincent trên tờ The Diplomat hôm 9 tháng 2 năm 2022, phiên bản năm 2001 sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 kể lại cuộc chiến tranh chỉ trong 24 dòng ở cuối sách.

Đến phiên bản năm 2018 giảm xuống chỉ còn 11 dòng. Ngoài ra, phần mở đầu của Hiến pháp năm 1980 của Việt Nam đã gọi Trung Quốc là “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của Việt Nam”.

Tuy nhiên, cụm từ này đã bị loại bỏ khỏi Hiến pháp 1980 vào năm 1988 để mở đường cho quá trình bình thường hóa song phương.

Năm 1991, quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam và Trung Quốc chính thức được bình thường hóa với phương châm bốn tốt: Láng giềng tốt; Bạn bè tốt; Đồng chí tốt; Đối tác tốt và 16 chữ vàng: Láng giềng hữu nghị; Hợp tác toàn diện: Ổn định lâu dài; Hướng tới tương lai.

Tuy bình thường hóa quan hệ nhưng dường như Trung Quốc không thực sự coi Việt Nam là bạn mà luôn khống chế Việt Nam, coi Việt Nam là một nước chư hầu của mình.

Về phía Việt Nam, dù Nhà nước đã nhiều lần yêu cầu Hoa Kỳ bồi thường tổn thất chiến tranh nhưng lại hoàn toàn im lặng trước những hành động tàn bạo của cuộc chiến năm 1979 do Trung Quốc gây ra.

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)


Triệu lời CẢM ƠN!

Hàng triệu người đã xem tin tức và các chương trình của chúng tôi. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ủng hộ chúng tôi. Bởi vì cần có một tiếng nói độc lập, phản biện trên các phương tiện truyền thông cho Việt Nam.

Với sự ủng hộ của các bạn, sẽ giúp cho mọi người truy cập thoibao.de miễn phí. Bởi vì chúng tôi xem báo chí không chỉ là sản phẩm truyền thông, mà còn là hoạt động có ích cho cộng đồng.

Đã có hàng chục triệu lượt người mỗi tháng không phải trả bất kỳ khoản nào để xem tin tức trên thoibao.de, nhưng các bạn cũng biết, để có báo chí chất lượng thì chúng tôi phải đầu tư rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các bạn và người những ủng hộ.

1/ Qua Paypal, Visa, Mastercard, America Experess, Sepa Lastschrift: 

QR Code tài trợ:

2/ Qua chuyển khoản ngân hàng:

Tên tài khoản: Thoibao.de

IBAN: DE36 1005 0000 0190 636319

SWIFT: BELADEBE

Địa chỉ: Berliner Sparkasse, Ostseestr. 109, 10409 Berlin, Germany

Khi tài trợ hay chuyển khoản, các bạn ghi dòng chữ: Ủng hộ thoibao.de

Trân trọng cám ơn

Lê Trung Khoa – TBT Thoibao.de. E-Mail: info@thoibao.de  Viber / WhatsApp / Telegram / Signal : +49 170 2363084


>>> Chuyên gia: Chiến tranh Nga-Ukraine có thể khiến Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc ở Biển Đông

>>> Vì sao quan chức thời nay không dám “đột phá”?

>>> Quan hệ Nga-Trung: Bề ngoài hữu nghị, bên trong nghi kỵ

Cuộc chiến ly kỳ của cư dân Vinhomes Central Park (Sài Gòn) với chủ đầu tư tham lam


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT