Link Video: https://youtu.be/f48y80Azf8Q
Người bị tạm giam từ khỏe mạnh bỗng suy sụp, chân đi không vững khi ra tòa phải được cảnh sát tư pháp dìu đi, đó là hình ảnh cựu đại úy Công an Lê Chí Thành hôm 14-1 tại Tòa án nhân dân Tp.Thủ đức. Trước đó cũng có hai bị cáo trẻ tuổi là Nguyễn Chí Hải (19 tuổi) và Nguyễn Hữu Nhân (17 tuổi) cũng đi không nổi, tay không nhấc được khỏi còng… Khiến dư luận tự nhiên đặt dấu hỏi chuyện gì đã xảy ra đối với họ.
Luật sư Ngô Ngọc Trai bình luận sự việc này trong bài viết trên FB cá nhân.
Mới đây khi xem mạng xã hội tôi thấy có hai hình ảnh ở hai vụ án khác nhau đã để lại trong lòng nhiều suy nghĩ.
Hình ảnh cho thấy cả hai bị cáo dường như đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe mặc dù trước đó họ đều là những thanh niên khỏe mạnh.
Vài năm trước khi tham gia bào chữa cho thân chủ bị giam tại trại số 2 ở Hà Nội được phản ánh cho biết dù là mùa đông rét mướt nhưng nhiều tháng không được ăn cơm canh nóng, sử dụng nước nóng.
Những điều vốn là giản dị với người ở bên ngoài nhưng trong trại tạm giam lại không có được, do bất cập của việc chuẩn bị phân phát đồ ăn nên khi đến tay người ăn thì đã là đồ ăn nguội.
Một lần khác khi làm việc với người bị giam ở trại giam Cầu Cao tại Thanh Hóa được cho biết mùa hè nóng nực gần 40 độ nhưng phòng giam không có quạt điện. Diện tích chỉ hơn chục mét vuông nhưng giam tới 7, 8 người.
Những người bị giam đã treo một chiếc chiếu trên trần rồi buộc dây hai đầu co kéo qua lại để tạo không khí thoáng mát trong phòng giam. Khi ấy bản thân tôi cũng đã viết kiến nghị và nêu vấn đề qua bài báo.
Năm 2015 khi bào chữa cho vụ thiếu niên Đỗ Đăng Dư bị bạn giam đánh tử vong tôi cũng phản ánh tình trạng cơ sở hạ tầng xuống cấp, phòng giam chật hẹp để gióng lên hồi chuông kêu cứu cho những người bị giam giữ.
Quá trình kêu oan cho tử tù Hàn Đức Long trước kia cũng được cho biết đã bị đánh, hành trình minh oan cho tử tù cũng là hành trình kêu gọi thúc đẩy cho những cải cách tiến bộ tư pháp.
Ở Việt Nam có hơn 16 nghìn luật sư, hơn 21 nghìn nhà báo, cùng với đó là công chức các ban ngành, nhưng ít người lên tiếng thúc đẩy cải thiện môi trường giam giữ.” Luật sư Ngô Ngọc Trai nêu nhận định.
Trước đó cựu đại úy công an Lê Chí Thành đã tố cáo “bị tra tấn dã man trong trại tạm giam”, tuy nhiên thông tin này đăng tải trên Blog RFA không được cơ quan tư pháp nào của Việt nam can thiệp hay xử lý.
Thậm chí các trang dư luận viên như Trelangblog.com hay Canhco.net còn viết rằng RFA đưa thông tin bịa đặt.
Nay thì trước thanh thiên bạch nhật, báo chí đưa hình ảnh cho thấy Lê Chí Thành chân đi không vững, người gầy yếu với hai cảnh sát dìu hai bên.
Bài viết trên blog RFA của Tuấn Khanh như sau:
Lê Chí Thành, cựu đại úy công an bị bắt giam vào tháng 4-2021 vì dám tố cáo cấp trên tham nhũng, hiện có lời tố cáo rằng anh bị những đòn thù tra tấn dã man ở Trại tạm giam Công an Thành phố Thủ Đức.
Bà Lê Thị Phú, mẹ của công an Lê Chí Thành, cũng xuất hiện trên một video cá nhân vào ngày 29-10-2021, đọc thư đòi công bằng cho con trai bà, trong đó nhấn mạnh rằng anh Thành “bị trói treo hai tay, hai chân suốt bảy ngày trong một hầm cứt”.
Lê Chí Thành từng là đại úy công an, công tác tại một số trại giam và đã bị kỷ luật, bị tước danh hiệu Công an nhân dân vào năm 2020.
Trước đó, anh xuất hiện trên nhiều video livestream, với nội dung tố cáo lãnh đạo các trại giam tham nhũng, lạm dụng sức lao động của tù nhân vào việc riêng, hành xử tàn ác với các tù nhân lớn tuổi…
Những video liên tục tố cáo và vạch mặt công khai nhiều lãnh đạo trại giam của anh Lê Chí Thành, cũng khiến kéo theo nhiều sĩ quan khác ở các trại giam lên tiếng ủng hộ, xác nhận những điều anh Lê Chí Thành nói là đúng.
Hiện nay những video này nhanh chóng biến mất trên nền tảng YouTube mà không rõ lý do là vì sao, cũng như không ai biết số phận của những công an viên hưởng ứng hoạt động của anh Lê Chí Thành ra sao.
Cùng với những lời tố cáo trên mạng YouTube và Facebook, anh Thành nói rằng anh cũng có gửi đơn tố cáo đi đến các cơ quan chức năng, đúng theo luật pháp Việt Nam, nhưng không có ai trả lời đơn thư tố cáo của anh.
Một thời gian dài cuối năm 2020 và đầu năm 2021, Lê Chí Thành từng được cộng đồng mạng tìm đến như một hiện tượng khi chuyên đăng tải các video “giám sát” cảnh sát giao thông đang làm việc, gây xôn xao dư luận.
Ngôn ngữ trong dân chúng gọi những cảnh sát giao thông chặn xe tìm cách phạt tiền bỏ túi riêng là “bọn đi kiếm bánh mì”.
Tình trạng nhũng lạm này là có thật, và vẫn diễn ra ở nhiều nơi tại thành Hồ (Hồ Chí Minh). Mặc dù người dân liên tục đưa ra những hình ảnh chứng minh cho thấy cảnh sát giao thông lạm quyền, mãi lộ… nhưng sự bao che vẫn diễn ra, khiến hầu như người dân ai cũng tức giận.
Trong một lần livestream, khi nghe mọi người ta thán về tệ nạn này, anh Lê Chí Thành nói với tư cách là một công an viên rằng anh sẽ tìm cách giám sát những nơi được người dân nhắn tin cho biết đang có tình trạng như vậy.
Những video mà anh Lê Chí Thành quay trực tiếp, đến chất vấn nhóm cảnh sát giao thông đang làm tiền người dân, khiến những cảnh sát giao thông phải bỏ chạy, thậm chí tìm mọi cách để che bảng tên vì sợ bị phát hiện, khiến người dân theo dõi mỗi lúc một nhiều. Có những video, số lượng người theo dõi vượt con số một triệu trong vài giờ.
Cuối cùng, vào ngày 14-4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thủ Đức đã hoàn tất các thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Lê Chí Thành (38 tuổi, hộ khẩu thường trú tỉnh Bình Thuận, ngụ quận 12, Thành Hồ) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.
Theo cơ quan điều tra, trước đó, Lê Chí Thành đã nhiều lần “cản trở lực lượng chức năng đang thực hiện nhiệm vụ, tạo cớ khiêu khích, xuyên tạc đưa thông tin sai sự thật về hoạt động công vụ, rồi phát tán lên mạng xã hội, mục đích là thu hút người theo dõi để trục lợi cá nhân, tác động xấu đến an ninh trật tự”.
Cho đến nay, tội danh của anh Lê Chí Thành là “chống người thi hành công vụ”, nhưng giai đoạn điều tra đến bảy tháng vẫn chưa kết thúc.
Bà Phú, mẹ của anh Lê Chí Thành cho biết rằng lâu nay các điều tra viên nói với bà rằng anh Thành vẫn luôn khỏe mạnh và không có việc gì phải lo. Những tiết lộ mới nhất từ trại giam khiến cho bà cảm thấy kinh hoàng: ngoài chuyện tra tấn, còn là sự lừa dối đáng sợ từ các điều tra viên.
Luật sư Đặng Đình Mạnh, người đại diện và bào chữa cho anh Lê Chí Thành, kể rằng vào ngày 19-10, cuối buổi gặp mặt, trước hai điều tra viên là Lưu Đức Nghĩa, Nguyễn Thị Hạnh, anh Lê Chí Thành đã khẳng định anh đã bị tra tấn, và bị treo ngược lên suốt bảy ngày. Mọi sinh hoạt ăn, ngủ, đi vệ sinh… đều diễn ra ở một chỗ. Nhiều ngón tay của anh Lê Chí Thành đã gần như bị tê liệt. Hai chân đi không còn vững.
Ngay khi phát hiện tình trạng sức khỏe nguy kịch của anh Lê Chí Thành, Luật sư Mạnh đã yêu cầu phía điều tra viên ghi tất cả những chi tiết này vào trong biên bản làm việc, nhưng họ từ chối. Tuy vậy, họ nói rằng sẽ chuyển ghi chú sự việc này để đề nghị giải quyết.
Bà Phú, khóc và nói trong video tố cáo, cầu xin cộng đồng mạng cùng lên tiếng để cứu con trai bà. Vì bà tin rằng trong trại giam, sự trả thù với những đòn tra tấn dã man đang giết lần giết mòn anh Thành.
Hiện Luật sư Đặng Đình Mạnh đã gửi thư đến Giám đốc công an Thủ Đức và Viện Kiểm Sát Thủ Đức để yêu cầu tiến hành thăm khám sức khỏe của anh Lê Chí Thành và yêu cầu lời giải thích về việc tra tấn vô nhân đạo này.
Trung Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Giải thưởng Martin Ennals 2022 được tặng cho nhà báo Phạm Đoan Trang
>>> Nhân viên y tế! Ráng chờ trí nhớ Thủ tướng hồi phục
>>> ‘Nhà luật’ và diện mạo kinh tế thị trường định hướng XHCN
Chỉ thị chống dịch chồng chéo: dân phải tự lo phòng thân!
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT