Link Video: https://youtu.be/_SsiRKSJwWk
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên vào chiều 12/10 có những chia sẻ về giai đoạn chống dịch Covid-19, tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội với UBND TP.HCM.
Giới quan sát nhận thấy có một số tiết lộ đáng chú ý, có thể là lần đầu tiên được công khai với dân chúng thông qua truyền thông nhà nước.
Tại buổi làm việc, Bí thư Nguyễn Văn Nên thừa nhận đại dịch đã để lại cho thành phố nhiều đau thương cũng như bài học xương máu, cần kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm.
Theo tường thuật của trang Zing News, ông Nên cho rằng hồi tháng 5, khi phát hiện 2 ca dương tính tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định thì dịch đã “ung thư, di căn” ở chỗ khác từ lâu.
Nhắc lại, vào ngày 27/5 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cho biết, tối 26/5, đã ghi nhận thêm 2 trường hợp nghi nhiễm Covid-19 khi đi khám .tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Đây là 2 vợ chồng, cư ngụ tại phường Thạnh Lộc, Quận 12, sinh hoạt chung tại Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng tại quận Gò Vấp cùng với ca nghi nhiễm cư trú tại huyện Hóc Môn đã công bố trước đó.
Đến sáng 27/5, đã có kết quả xét nghiệm khẳng định 3 trường hợp này dương tính.
Sang chiều 27/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM thông báo phát hiện thêm 11 ca nghi nhiễm liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng.
Sau khi truy nguồn gốc ca nhiễm liên quan đến điểm nhóm truyền giáo, lãnh đạo thành phố đã “nhanh chóng dùng chỉ thị 15 để kìm lại một số hoạt động và áp dụng chỉ thị 16 ở một số địa bàn trọng tâm, trọng điểm“, theo lời ông Nguyễn Văn Nên, được báo Tuổi Trẻ trích dẫn.
Xét nghiệm PCR ‘tê liệt’
Thời gian đó, thành phố đã dùng xét nghiệm PCR nhưng năng lực không đủ.
“Đầu tiên lấy 40.000 mẫu nhưng đơn vị trả kết quả năng lực chỉ 10.000 nên phải chờ đợi.
Mà sự chờ đợi đó qua 24 giờ, 48 giờ, có lúc kẹt máy thì 7 ngày mới trả kết quả. Đâu còn giá trị!
Vũ khí chiến đấu không phù hợp dù làm rất tích cực, mà cũng chưa biết nó [ý nhắc chủng Delta] lây kiểu gì do không có cảnh báo nào rõ ràng hết,” ông Nên tiết lộ.
Ông Nên cho hay: “Dù lúc đó thành phố có những lúc đưa ra chỉ tiêu xét nghiệm 500.000 mẫu/ngày, huy động hết lực lượng nhưng trả kết quả chỉ vài chục ngàn mẫu.
Quyết định giãn cách để xét nghiệm phát hiện ca nhiễm ngăn chặn kịp thời nhưng lúc đó “vũ khí chiến đấu” không phù hợp.”
Vì sao đưa quân đội vào thành phố?
Vào ngày 6/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Nghị quyết 86, nêu rõ TP HCM phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trước 15/9/2021; các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trước 1/9.
Theo báo Tuổi Trẻ, ông Nên cho biết: “Lúc đó nhìn lại lực lượng, “vũ khí” của TP không đủ để đạt mục tiêu kiểm soát dịch nên lãnh đạo thành phố đề nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ áp dụng biện pháp cao nhất là tình trạng khẩn cấp.”
Ông Nguyễn Văn Nên tiết lộ sau đó quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp nhưng không tuyên bố “tình trạng khẩn cấp“.
Theo đó, đưa lực lượng quân đội, công an tăng cường vào TPHCM để chống dịch.
“Nhìn lại lực lượng, vũ khí, năng lực, TP.HCM thấy không thể nên đề nghị Đảng, Nhà nước, Bộ Chính trị, Quốc hội cho phép áp dụng biện pháp cao nhất là tình trạng khẩn cấp.
Sau cùng quyết định sử dụng các biện pháp khẩn cấp nhưng không tuyên bố tình trạng khẩn cấp,” ông Nên nói, theo tờ Zing News.
Chủ tịch nước nói gì?
Có mặt tại cuộc họp chiều 12/10 còn có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Phúc nhấn mạnh: “Ta cần giải quyết hậu quả do giãn cách xã hội để khôi phục kinh tế, nếu tiếp tục đóng cửa thì không chịu nổi.
Trước hết là đói nghèo, không chỉ tăng trưởng âm mà có thể phát sinh nhiều điều tồi tệ, bần cùng sinh đạo tặc.
Nếu kéo dài có thể dẫn tới hàng triệu người mất lao động, nghèo đói, suy dinh dưỡng, gia tăng bất bình đẳng.”
Ông Phúc đặt ra nhiều đề nghị, gợi ý cho thành phố, và nhấn mạnh: “Nếu không sáng tạo, thành phố sẽ suy giảm vai trò đầu tàu kinh tế trong nước, dễ mất đi vị thế của hòn ngọc viễn đông.”
Theo truyền thông Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng gợi ý cho TP.HCM về việc tổ chức đấu giá đất sạch, cổ phần hóa doanh nghiệp mạnh mẽ hơn, phát hành trái phiếu để có thêm nguồn thu.
Yếu tố thúc đẩy Việt Nam chuyển từ “Zero Covid” sang sống chung với virus
Dịch Covid-19 cùng với những biện pháp giãn cách nghiêm ngặt đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế Việt Nam : GDP quý III/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm 2020 (theo Tổng cục Thống kê), tăng trưởng cả năm dự kiến còn 3%, thay vì 5% trước đó. Khoảng 18-20% hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài đã bị chuyển sang một nước thứ ba.
Nếu tiếp tục chiến lược « Zero Covid », « chậm mở cửa, cơ hội đầu tư sẽ không quay lại Việt Nam » và có nguy cơ tụt hậu trong quá trình phục hồi kinh tế.
Đây là điểm được bốn hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài (AmCham, EuroCham, Acean USABC và KoCham) nêu trong bức thư chung gửi đến thủ tướng Phạm Minh Chính vào giữa tháng 09/2021.
Phương án « 3 tại chỗ » tốn kém, thiếu hiệu quả
Những phương án « 3 tại chỗ » (ăn, ngủ, làm việc tại nhà máy), « 1 cung đường – 2 điểm đến » (đường vận chuyển công nhân từ nơi ở đến nơi sản xuất của công ty, doanh nghiệp), hoặc phương thức « 4 xanh » (các địa điểm nơi ở, làm việc và di chuyển thuộc « vùng xanh » và người lao động có « thẻ xanh » chứng nhận y tế) nhằm duy trì hoạt động sản xuất không mang lại hiệu quả vào thời điểm chính phủ vẫn duy trì chiến lược « Zero Covid ».
Những biện pháp này rất tốn kém cho doanh nghiệp, nhưng lại không bảo đảm được năng suất và cũng chỉ duy trì được khoảng 10%-30% số lao động.
Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 06/10, bà Delphine Rousselet, giám đốc điều hành Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam, giải thích :
« Những doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động, phải giữ nhân viên tại chỗ và họ phải hình dung ra cả một hệ thống hậu cần để bảo đảm cho việc này.
Người ta có thể thấy những chiếc lều vải dựng trong văn phòng, hoặc trong kho hoặc trong vườn. Thật sự là không tưởng tượng được.
Sau đó là phải hình dung ra cả chuỗi hậu cần để cung cấp bữa ăn, lương thực cho người lao động.
Rất nhiều doanh nghiệp có đến 1.000-2.000, thậm chí 6.000 người ăn, ở, làm việc tại chỗ. Có thể thấy cả một chuỗi hậu cần ngoài sức tưởng tượng.
Thế nhưng lại rất khó duy trì lâu dài do kế hoạch này quá tốn kém, gây phát sinh nhiều phí tổn cho bất kỳ nhà máy nào dù là lớn hay nhỏ ».
Ảnh hưởng đến tâm lý người lao động
Ngoài ra, « ăn, ngủ, làm việc tại chỗ », gần như tách công nhân khỏi xã hội, là một « biện pháp không tưởng » nếu nhìn từ góc độ của một doanh nghiệp nước ngoài, vẫn theo giải thích của bà Delphine Rousselet:
« Kế hoạch « 3 tại chỗ » đã có những hậu quả rất lớn đến tinh thần mà trước tiên là những người lao động phải ở lại trong các nhà máy và không thể về thăm gia đình trong suốt nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng.
Nhìn từ nước Pháp hay châu Âu, những biện pháp này nằm ngoài sức tưởng tượng. Tình trạng này gây căng thẳng. Và còn căng thẳng hơn khi phát hiện một ca nhiễm Covid-19 trong nhà máy khiến khó kiểm soát được tình hình, công nhân thì muốn ra ngoài, trốn khỏi nhà máy.
Ngoài ra, các nhà máy cũng không duy trì được hết công nhân tại chỗ nên phải luân phiên, ví dụ 100 công nhân làm việc tại chỗ, 15 ngày sau đó thay bằng một đội khác.
Nhưng biện pháp này cũng rất khó áp dụng, vì phải tuân thủ các biện pháp vệ sinh, xét nghiệm… mà chính quyền bắt buộc.
Tất cả những biện pháp này đã khiến sản xuất sụt giảm và khách hàng bắt đầu hủy đơn hàng vì sản xuất bị đình trệ, trễ hạn giao hàng nên dĩ nhiên là họ phải hướng sang một nước khác trong vùng, như Malaysia, Indonesia… ».
Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)
>>> Vụ giết đàn chó ở Cà Mau: dư luận lên án, chính quyền nói ‘làm đúng’
>>> Covid: Khó gỡ phong tỏa ở các địa phương từng bị làm ‘pháo đài?
Vụ 39 xác lạnh được dựng phim, Anh Quốc muốn vả vào mặt Đảng Cộng sản Việt Nam?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT