Link Video: https://youtu.be/g-kFsN0u6qo
Rất nhiều người tỏ ra ngạc nhiên cho đến phẫn nộ sau sự kiện mộ ông Phùng Quang Thanh sử dụng đến 2.500m2 đất ruộng nhưng được xây dựng quy mô mà không đếm xỉa gì đến quy định hiện hành về Pháp luật đất đai của nhà nước Việt nam.
Hành vi xây mộ là trái Pháp luật rõ ràng nhưng từ Trung ương đến địa phương đều ngoảnh mặt làm ngơ. Trên khoảng ruộng lúa rộng 5-6 Hecta, khu lăng mộ đã tiến hành các hành vi như: đổ đất san lấp, trồng cây lâu năm, làm đường bê tông, xây dựng công trình lăng mộ… đều là hành vi trái Pháp luật nhưng đã được quan chức địa phương đồng thuận.
Tuy nhiên cái mà người dân sẽ còn xì xầm bàn tán là diện tích này ngốn hết 2.500m2 to gấp nhiều lần căn nhà ở bình thường và to gấp hàng ngàn lần ngôi mộ của thường dân.
Trước đó thì khu lăng mộ của ông Trần Đại Quang còn chiếm hơn 3 hecta đất lúa, rộng hơn gấp 10 lần mộ ông Phùng Quang Thanh và dĩ nhiên riêng chi phí xây dựng ước tính mất hàng chục tỷ đồng.
Số đất đai và tiền bạc sử dụng cho cái xác sắp thối rữa của các vị lãnh đạo Cộng sản như giễu cợt cuộc sống cơ cực của người dân Việt nam và tiếp tục gây nhiều suy tư cho các nhà văn nhà báo.
Bài viết sau đây của nhà thơ Trần Trung Đạo mang tựa đề “Tương lai của lăng tẩm và mồ mả của các lãnh đạo Cộng sản” là một trong những dòng suy tư ấy:
Như người viết phân tích trong bài “Tác Dụng Của Tầm Nhìn Chính Trị”, nhìn xa là một đặc điểm cần thiết của những người lãnh đạo đất nước. Các lãnh đạo cộng sản cũng biết nhìn xa, nhưng không phải nhìn xa cho đất nước mà nhìn xa cho phần hậu sự của chính bản thân họ.
Võ Nguyên Giáp nghĩ tới hậu sự khi chọn một nơi hoang sơ, hẩm hiu, phải vượt suốt băng đèo mới tới được là Vũng Chùa, thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình để làm nơi chôn xác mình. Được biết Vũng Chùa kín đáo đến nỗi gió cũng không thể lọt vào được nên mới được gọi là vũng.
Trường hợp của Võ Nguyên Giáp khá rõ. Ngay cả khi còn sống, Võ Nguyên Giáp biết mình đã chết từ nhiều năm trước. Ngày chết ghi trong giấy tờ của Võ Nguyên Giáp là ngày 18 tháng 4 năm 1984 chứ không phải ngày 4 tháng 10 năm 2013.
Giấy khai tử của Võ Nguyên Giáp do thủ tướng Cộng sản Phạm Văn Đồng ký trong quyết định 58/HĐBT. Theo nội dung quyết định, Võ Nguyên Giáp không phải là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng – chức vụ này đã lọt vào tay Văn Tiến Dũng, cũng không phải Bí Thư Quân Ủy Trung Ương (chức vụ này đã lọt vào tay Lê Duẩn) mà là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ Có Kế hoạch, một chức vụ dân sự, không liên quan trực tiếp hay gián tiếp gì với quân đội hay hiểu biết của Võ Nguyên Giáp.
Lê Duẩn và Lê Đức Thọ thay vì đặt để họ Võ vào những chức vụ dễ nghe, không phải cúi gầm mặt xuống khi được xướng danh, đã cố tình hạ nhục bằng việc giao cho ông ta lo bộ phận sinh đẻ.
Việc sinh đẻ là quan trọng nhưng đó là công việc của các nhà nhân loại học, dân số học, xã hội học chứ không phải của Võ Nguyên Giáp với toàn bộ quá trình hoạt động không có một chữ nào bà con xa gần với sinh đẻ.
Bộ máy tẩy não của Cộng sản nặn ra những con vẹt có cảm xúc rất giống người qua những cảnh quỳ khóc khi xe tang Võ Nguyên Giáp đi qua hay ôm cột nhà khóc khi nghe tin Võ Nguyên Giáp qua đời.
Những người đó không biết rằng, nếu Võ Nguyên Giáp chết trong thời kỳ Lê Duẩn làm tổng bí thư thì ngay cả những người làm nghề khóc mướn cũng không dám nhận khóc.
Hai năm trước, Chủ tịch nhà nước Cộng sản Trần Đại Quang nhìn xa khi chọn một nơi an táng riêng thay vì nghĩa trang Mai Dịch, nơi chôn các lãnh đạo CSVN như Trường Chinh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Lê Khả Phiêu v.v…
Mới đây, Phùng Quang Thanh cũng biết nhìn xa cho bản thân mình ta khi chọn nơi chôn cất tại nghĩa trang dòng họ Phùng. Khi còn sống họ đoàn kết nhau để giữ chiếc ghế quyền lực nhưng khi sắp chết họ muốn tránh nhau càng xa càng tốt.
Trần Đại Quang và Phùng Quang Thanh muốn một mình một cõi nguy nga như lãnh chúa.
Nhưng cả hai quên rằng dù chôn trong vũng như Võ Nguyên Giáp hay chôn trong đất riêng, tội ác vẫn là tội ác.
Lăng mộ Hoàng Cao Khải là một công trình đồ sộ với kiến trúc tân kỳ của thời đó và vẫn còn được duy trì nhưng hoang phế vì không ai muốn đến nhìn dấu tích của một kẻ phản quốc.
Trong khi đó, khu Lăng mộ Phan Đình Phùng tại Hà Tĩnh đông đảo người thăm viếng dù chỉ là khu tưởng niệm hơn là một ngôi mộ.
Thân xác Phan Đình Phùng đã bị Nguyễn Thân ra lệnh đốt thành tro. Nhưng ngày nào dân tộc Việt Nam còn có mặt trên trái đất này, trong tim của từng người Việt vẫn có một ngôi mộ mang tên Phan Đình Phùng.
Những sự kiện lăng mộ các lãnh đạo Cộng sản bị dời đi, lăng bị san bằng hay xác bị đào lên lấy sọ không phải là chuyện thời phong kiến hay quân chủ chuyên chế mà vừa xảy ra cách đây không lâu tại nhiều nước Cộng sản trên thế giới.
Chuyện dời xác Stalin đã được nói đến nhiều nhưng chuyện giật sập lăng Georgi Dimitrov, tổng bí thư Cộng sản Bulgary hay chuyện đào mả lấy xương sọ của Janos Kadar, tổng bí thư Cộng sản Hungary, chắc ít người biết.
Chuyện giật sập lăng Georgi Dimitrov
Dimitrov là lãnh tụ đảng Cộng sản Bulgaria và là nhà hoạt động Cộng sản Châu Âu nổi tiếng. Ông ta là cộng sự viên đắc lực của Stalin sau khi bị trục xuất từ Đức sang Liên Xô năm 1934.
Trong thời điểm này, Stalin cử Dimitrov vào chức vụ Tổng Bí Thư của Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản (Comintern).
Dimitrov chết bất ngờ tại Liên Xô ngày 2 tháng 7, 1949. Thi hài được đưa từ Liên Xô về Bulgary để ướp và trưng bày trong Lăng Georgi Dimitrov ở Prince Alexander of Battenberg Square, giống như Ba Đình của Việt Nam, tại thủ đô Sofia.
Tháng 8 năm 1999, khi Bulgary trở thành một nước theo chế độ Cộng hòa, thi hài của Dimitrov bị đưa ra khỏi lăng và hỏa thiêu. Tro của Dimitrov thay vì được đem rắc đâu đó lại được đem về chôn ở nghĩa trang Sofia.
Việc đưa xác của Dimitrov ra khỏi lăng để đi thiêu phải thực hiện một cách kín đáo lúc nửa đêm để tránh dân chúng từng là nạn nhân của chế độ Cộng sản đến đòi nợ máu xương.
Chôn cất Dimitrov là một quyết định không quá khó nhưng san bằng lăng Dimitrov là một công việc nặng nề. Các chuyên viên cho nổ ba loạt mìn có sức công phá mạnh nhưng vẫn không giật sập hết lăng. Lần thứ tư họ vừa dùng mìn vừa dùng xe xúc lớn mới giật sập được lăng màu trắng của cựu Tổng Bí Thư Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản.
Chuyện đào mả Janos Kadar
Janos Kadar, nguyên tổng bí thư đảng Cộng sản Hungary và là một kẻ phản quốc theo Liên Xô để tàn sát đồng bào mình sau cuộc Nổi Dậy Hungary 1956. Sau 1960, Janos Kadar thay đổi đường lối cai trị bằng các chính sách ôn hòa hơn nhưng tội ác do y gây ra không vì thế mà được quên đi.
Janos Kadar chết ngày 6 tháng Bảy năm 1989, ba tháng trước khi chế độ Cộng sản tại Hungary sụp đổ.
Ngày 2 tháng Năm năm 2007, mộ của Kadar đã bị đào lên, nhiều xương cốt kể cả xương sọ của ông ta bị lấy đi và một dòng chữ trích từ một bản nhạc Rock như một bản án được để lại bên cạnh mộ: “Những kẻ sát nhân và phản bội không được yên nghỉ trong vùng đất thánh 1956-2006”.
Tờ The Guardian tường thuật trong số báo ngày 3 tháng 5 năm 2007: “Hôm qua, cảnh sát Budapest cho biết sọ và một số bộ xương khác của lãnh đạo Cộng sản Hungary Janos Kadar và chiếc bình đựng tro cốt của vợ ông đã bị đánh cắp khỏi mộ của ông.”
Người viết không có ý nguyền rủa hay trù ẻo gì ai và cũng không tiên đoán những gì sẽ xảy ra cho lăng tẩm hay phần mộ các lãnh đạo CSVN.
Những sự kiện vừa nêu vẫn còn mang tính thời sự chứ không cần ai tiên đoán. Ngày nào trái đất còn xoay, sự thật sẽ còn cơ hội được soi sáng và lịch sử sẽ phán xét một cách công bằng.
Trong mỗi khoảnh khắc đi qua trong cuộc đời, chính chúng ta chứ không ai khác gieo một nhân cho tương lai mình.
Tương lai có thể là ngay trong phút tới, giờ tới, ngày mai, sang năm hay nhiều năm nữa nhưng nếu gieo nhân ác sẽ phải gặt quả ác dưới hình thức này hay hình thức khác.
Tuy nhiên, một điều mà ai cũng nên biết là không bao giờ quá trễ cho một người để thay đổi tương lai.” Nhà thơ Trần Trung Đạo đưa ra kết luận.
Việc thi hài vị cựu bộ trưởng Quốc phòng CSVN không an táng ở nghĩa trang Mai Dịch mà chôn ở nghĩa trang xã làm dấy lên suy đoán rằng gia đình ông này tự xây lăng mộ hoành tráng giống cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ý nguyện này đồng nghĩa với việc ông Thanh từ chối nằm cùng đồng chí, đồng đội trong lúc một suất ở Mai Dịch lâu nay vốn là niềm tự hào của nhiều gia đình quan chức, Đảng viên ở Hà Nội.
Nhà văn Tạ Duy Anh kể về lần đi thăm mộ ông Quang ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình: “Thực lòng trong đời tôi chưa thấy cái mộ nào to như vậy.
Chiều dài của khu mộ dọc theo con mương kè đá trên dưới 600 mét, còn chiều rộng kéo từ bờ mương đến phần tiếp giáp ruộng lúa thì khoảng 100 mét.
Tóm lại, tính khiêm tốn thì khu mộ Chủ tịch nước rộng khoảng 55.000 mét vuông. Tức là 5 héc ta rưỡi, tức là khoảng 15 mẫu Bắc bộ. Thôi, khỏi phải cãi nhau!”
Ông Tạ Duy Anh bình luận: “Một người sống trong lòng dân, thì thậm chí chẳng cần phải có mộ. Người dân thường chỉ cần ba mét vuông. Một vị chủ tịch nước, nếu nhân số đó với 100 lần, tức là khoảng 300 mét vuông, đã là một con số kinh hoàng. Nhất là vị chủ tịch nước ấy từng thề suốt đời phấn đấu cho lý tưởng Cộng sản, chiến đấu, hy sinh cho nhân loại, cho giai cấp cần lao, không màng vinh hoa, bổng lộc! Sống đã thế, chết về với cát bụi lại càng phải giản dị. Sống đã hy sinh vì dân, lo trước dân, hưởng sau dân, thì chết đi lẽ nào, như những lời đồn đại, chỉ vì ngôi mộ mà khiến hàng trăm người dân, vĩnh viễn qua các đời, không có đất cấy trồng!”
Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nguyễn Phú Trọng lôi Nguyễn Đức Chung hầu tòa lần 2, kẻ đang run, người đang sợ.
>>> Tài thật! N.X Phúc biến trụ sở Liện Hiệp Quốc tại New York thành… Chùa Bà Đanh
>>> Tại sao Tập Cận Bình đưa Trung Quốc trở lại chủ nghĩa xã hội
https://youtu.be/22231r3Cbls
Chuyện chấn động: Đứa trẻ 10 tuổi ở Việt Nam bị “hồn ma” Karl Marx và Lenin ám
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT