Link Video: https://youtu.be/OQ_EfE9-KWc
Nhiều tháng chống dịch COVID-19, đặc biệt từ ngày 27/4 khi đợt dịch thứ tư bùng phát và đang diễn biến “hết sức phức tạp” ở các tỉnh miền Nam, cho thấy nhiều vấn đề về chính sách và thực thi chính sách ở cấp trung ương cũng như địa phương.
Chính quyền địa phương cấp tỉnh đã mất kiểm soát, Trung ương buộc phải nắm quyền điều hành là những gì đang diễn ra và cần phải điều chỉnh, hướng đến một chiến lược thích nghi bền vững hơn.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 đã vượt tầm kiểm soát của chính quyền địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh, lan rộng dữ dội sang Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh xung quanh, đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Theo số liệu báo cáo chính thức từ cơ quan y tế, chỉ trong vòng bốn tháng trở lại đây, hơn 13.000 người thiệt mạng vì đại dịch này, đa số ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Số ca nhiễm mới của cả nước chỉ trong bốn tháng qua là hơn 500.000 người, chủ yếu ở tâm dịch.
Mấy tuần gần đây số ca nhiễm trung bình hàng ngày ở mức trên 10 ngàn người và tỷ lệ tử vong cao hơn mức trung bình thế giới và khu vực…
Giới chuyên môn nhận định rằng hiện thời chưa đến đỉnh dịch….
Tình hình dịch COVID-19 ‘dữ dội’ như trên không thể chỉ đổ lỗi cho biến chủng Delta nguy hiểm, dễ lây lan, thời gian ủ bệnh ngắn, không triệu chứng rõ rệt, trở nặng nhanh… mà còn do cách phòng và chống của con người.
Cả nước đã trải qua hơn một năm thử thách của ba đợt dịch tính từ đầu năm 2020.
Chính sách và triển khai thực hiện được đánh giá là hiệu quả với chi phí thấp.
Các chỉ thị 15, 16 và 19 đã được ban hành kịp thời theo hướng “nới lỏng dần” tuỳ thuộc vào mức độ nguy hiểm về các nội dung chính như về tập trung đông người, về khoảng cách an toàn tối thiểu đối với người dân và về các điều kiện hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh có liên quan như cửa hàng buôn bán, nhà hàng, vũ trường, quán karaoke…, trong đó biểu tượng 5K dễ nhớ, dễ áp dụng cho mọi người.
Kinh nghiệm phòng chống dịch ở các địa phương miền Bắc (Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh), miền Trung (Đà Nẵng, Quảng Nam) được cho là thành công với cách tiếp cận phát hiện, truy vết và cách ly tập trung các ca bệnh (F0) và người tiếp xúc gần có nguy cơ (F1).
Một đoạn video được TV phát cho thấy, dịch bùng phát tại Chí Linh, Hải Dương đúng vào dịp Đại hội 13 đầu năm 2021 nhưng các lãnh đạo – đại biểu vẫn “ung dung” dự họp xong mới trở về địa phương để chỉ đạo.
Bệnh chủ quan, việc áp dụng theo “quán tính” các bài học kinh nghiệm trên, mà không lường hết được sự phức tạp về nhân khẩu học và xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế với khoảng 10 triệu dân thường trú, số lao động, học tập… có thể là một nguyên nhân của tình hình dịch bệnh ngày càng căng thẳng, tính từ thời điểm giãn cách xã hội 0 giờ ngày 31/5/2021 đến nay đang là nỗi ám ảnh.
Số ca nhiễm bệnh và tử vong không thuyên giảm, sự quá tải về y tế, rối loạn nguồn cung và an sinh, đình trệ sản xuất, nỗi khổ, các bức xúc xã hội và người dân…. đang thử thách sức chịu đựng của người dân và chính quyền trước mắt và lo lắng về tương lai.
Chính quyền Trung ương đã “giành quyền” chỉ đạo các hoạt động chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, đã tạo sức ép đối với các lãnh đạo địa phương.
Một loạt động thái mạnh được ban hành tức thì: Quốc hội nhanh chóng trao quyền lớn hơn cho Chính phủ;
Sự thay đổi nhân sự có liên quan như việc điều động ông Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh ra Trung ương, chỉ định Trưởng Ban phòng chống dịch trung ương là Thủ tướng Chính phủ;
Các tổ công tác đặc biệt nhanh chóng được thiết lập về chuyên môn y tế, cứu trợ…, kể cả về ngoại giao vắc-xin;
Thành lập các tổ y tế lưu động; Tăng cường xét nghiệm diện rộng, ưu tiên phân bổ và thúc đẩy tiêm chủng vắc-xin;
Điều động nguồn lực và nhân lực y tế cả nước hỗ trợ vùng dịch; Điều động quân đội tham gia chống dịch…
Ông Thủ tướng từng bức xúc: “Địa phương không đẩy lùi dịch bệnh phải kiểm điểm”’.
Ưu thế của chế độ tập quyền trong tình huống cấp bách được phát huy và hệ thống chính trị được “kích hoạt” theo các nguyên tắc “thời chiến”: Huy động mọi nguồn lực và nhân lực chống dịch;
Tạo sức ép tối đa lên chính quyền địa phương từ cấp tỉnh đến cơ sở, quy định thời hạn chót gỡ bỏ phong toả;
Tổ chức, phối hợp, liên kết và hướng dẫn các bộ phận tác nghiệp và các nhân viên thực thi theo yêu cầu công việc và theo Luật;
Kiểm soát và định hướng hoạt động mới…
Tuy nhiên, tình hình thực bệnh đang là phép thử lớn nhất đối với năng lực cán bộ lãnh đạo.
Sự yếu kém bộc lộ cả “trên và dưới”, cả “tả và hữu”.
Một số lãnh đạo địa phương “thừa quyết liệt” để thực thi những biện pháp giãn cách nghiêm ngặt: “ai ở đâu ở yên đó” bằng cách ban hành quy định riêng, các loại giấy phép con để ra đường, thậm chí chốt chặn ‘giây thép gai’…
Trong khi còn có những cán bộ cơ sở phường xã thiếu trách nhiệm, vô cảm, không có kế hoạch, phương án phòng chống dịch mặc dù đây là những địa bàn nóng bùng phát dịch.
Truyền thông đã phản ánh điều trên khi đưa tin về các chuyến thị sát “đột xuất” của người đứng đầu Chính phủ.
Ông Thủ tướng đã nhấn mạnh rằng cần coi chính quyền cơ sở cấp phường, xã là “pháo đài” phòng chống dịch và kỳ vọng tạo “cú hích” cho các biện pháp hành chính mạnh.
Đây là nguyên tắc quản lý tập trung, theo đó cấp chính quyền cơ sở, là nơi thực hiện mọi chính sách từ trung ương.
Tuy nhiên, đối với loại chính sách phòng chống dịch COVID-19 thì cấp phường xã không chỉ để quản lý hay phục vụ đúng đối tượng cần thiết chữa trị, cứu trợ, mà hơn thế cần nắm bắt và phản ánh những gì mà người dân không hài lòng và cách khắc phục.
Các phân tích đã chỉ ra chính sách cứng rắn nhằm tiêu diệt hoàn toàn COVID-19 đã không còn phù hợp.
Bởi vậy, cần cách tiếp cận thích nghi hơn, vừa chống dịch vừa đáp ứng nhu cầu sống tự nhiên của con người, đặc biệt trong điều kiện đại dịch có thể còn kéo dài không chỉ làm cạn kiệt nguồn lực, quá tải y tế mà còn làm tổn hại sức khoẻ tinh thần của người dân.
Chiến lược thích nghi lâu dài cho phép vượt qua nỗi ám ảnh bởi những con số ca nhiễm bệnh và tử vong hàng ngày và tránh được những biện pháp hành chính cực đoan.
Mục đích cuối cùng, đối tượng thực sự của chính sách phòng chống dịch là nhu cầu sống bình thường của người dân chứ không chỉ là vấn đề dịch tễ.
Đã có những phản hồi trước tình hình phong toả nghiêm ngặt kéo dài rằng sức chịu đựng của người dân và xã hội là “có hạn”, và cần thiết phải điều chỉnh chính sách.
Ông Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên: “TP.HCM không thể áp dụng Chỉ thị 16 mãi được”.
Ông Thủ tướng CP hôm 29/8 đã nói trong một cuộc họp về phòng chống dịch rằng Việt Nam xác định “phải chung sống với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối”….
Thực ra, một số điều chỉnh đã và đang diễn ra như thực hiện việc cách ly F0 (ca nhiễm bệnh nhẹ) và F1 (người có nguy cơ cao) ở nhà; quy định các vùng “đỏ”, “cam” và “xanh” cảnh báo theo mức độ nguy cơ để áp dụng các biện pháp giãn cách phù hợp; cho phép người giao hàng công nghệ (shipper) được hoạt động….
Đó là tín hiệu bước đầu để hình thành chiến lược thích nghi phòng chống dịch lâu dài trên diện rộng, trong đó đồng thời với chiến lược vắc-xin tích cực, các kịch bản để tiến tới “sống chung với dịch COVID-19” cần được cụ thể hoá theo đặc thù địa phương và cấp độ rủi ro lây nhiễm.
Trong điều kiện bình thường đa số người dân chỉ ‘lo toan’ về đời sống, thu nhập của chính họ, mà ‘không cần biết’ rằng chính quyền của họ vận động ra sao.
Tuy nhiên, sức chịu đựng của họ đã “tới hạn” bởi đại dịch kéo dài họ quan tâm đặc biệt đến các tác động bởi các hoạt động phòng chống dịch của chính quyền, suy xét vì sao quyết định của chính quyền lại như vậy và họ chịu ảnh hưởng thế nào.
Doanh nghiệp Việt nam đang kiệt sức, cạn tiền.
Đại họa này còn đáng sợ hơn và đang sầm sập kéo tới. Báo chí Việt nam hôm 8-9 đưa số liệu thống kê như sau:
Trong hơn 21.000 doanh nghiệp được khảo sát, có gần 70% đã đóng cửa do chuỗi cung ứng đứt gãy. Số này đóng tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai.
Hơn 21% doanh nghiệp buộc phải đóng cửa do không đáp ứng các yêu cầu phòng dịch.
Dòng tiền được ví là máu của doanh nghiệp, nhưng kết quả khảo sát cho thấy phần lớn đang thiếu “máu“. 40% đơn vị tạm dừng kinh doanh chỉ đủ tiền duy trì hoạt động dưới 1 tháng. Tỷ lệ này cao gấp 2,5 lần so với doanh nghiệp đang cố duy trì hoạt động.
Hộ kinh doanh là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, với 45% cho biết có dòng tiền duy trì dưới 1 tháng. Tỷ lệ này ở công ty TNHH, cổ phần là 39,5%; doanh nghiệp Nhà nước 30%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 23,5%.
Tháng 9 là thời điểm có tính chất quyết định để cứu nguy cho số doanh nghiệp này.
Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)
>>> Covid-19: Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng trao đổi với Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện
>>> Việt Nam, từ ‘thành công’ chống dịch đến ‘hạng bét’ thế giới về phục hồi
>>> Đường quyền đầu tiên của bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn là cú “tự đánh vào mặt”
Scandal tiền từ thiện, Anh vẫn là Trấn Thành hay sẽ là “Trấn Bại”?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT