Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=AQA7nyt4PLk
Bầu cử ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một vở kịch. Kinh phí để tổ chức cuộc bầu cử vô nghĩa này tiêu tốn ngân sách phải đến hàng ngàn tỉ đồng. Những khoản tiền rót về địa phương để chính quyền địa phương tổ chức bầu cử chính là tiền thuế của dân.
Thành phần đại biểu quốc hội thì nhiệm kỳ nào cũng thế, khoảng trên 95% là đảng viên đảng cộng sản. Những thành phần ngoài đảng chủ yếu là kiểng chứ không có giá trị phủ quyết. Và thực tế, những quyết định đã được hội nghị trung ương của ĐCS thông qua thì bao giờ quốc hội cũng gật gần 100%. Vì vậy có thể nói, nếu dẹp bỏ quốc hội thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến chính sách của ĐCS.
Không có nước dân chủ nào trên thế giới mà quan chức làm ở Hành Pháp lại kiêm luôn chức vụ ở lập pháp, không có quốc gia nào mà người làm ở tư pháp kiêm luôn chức vụ ở hành pháp. Nếu kiêm hành pháp và lập pháp thì làm luật cũng họ mà thi hành luật cũng họ, vậy khác nào vừa đá bóng vừa thổi còi? Nếu vừa làm tư pháp vừa làm ở lập pháp thì chả làm luật cũng họ và xét xử cũng họ thì cũng khác nào vừa đá bóng vừa thổi còi?
Quốc hội CS là một cơ quan bù nhìn đúng nghĩa, tuy nhiên ĐCS lại tôn nó lên thành “cơ quan quyền lực cao nhất nước” để sơn phết bộ mặt của nó cho đẹp chứ thực chất nó không có thực quyền.
Làm chủ tịch quốc hội là người xếp thứ tư trong “tứ trụ triều đình”. Quyền lực nhất là tổng bí thư, người xếp sau tổng bí thư là chủ tịch nước, và thứ ba là thủ tướng, cuối cùng là chủ tịch quốc hội. Ghế chủ tịch quốc hội kém thực quyền nhất trong tứ trụ.
Hai người tiền nhiệm của ông Vương Đình Huệ là bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Sinh Hùng đều không thể tiến lên cao, và cả hai người này cũng không hề có thực quyền. Tuy nhiên, ông Nguyễn Phú Trọng và Nông Đức Mạnh từng là chủ tịch quốc hội đều lên chức tổng bí thư, riêng ông Nguyễn Phú Trọng là chủ tịch quốc hội có thực quyền hơn cả.
Vương Đình Huệ có thực quyền hay không?
Ông Vương Đình Huệ là cánh tay phải của ông Nguyễn Phú Trọng, điều đó ai cũng biết. Vì vậy quyền lực của ông Vương Đình Huệ lớn hơn quyền lực của bà Nguyễn Thị Kim Ngân là ai cũng có thể nhìn thấy. Ông Vương Đình Huệ đang nắm một cơ quan không có thực quyền, tuy nhiên ông Huệ hoàn toàn có thể điểm mặt những ai không bỏ phiếu thuận những chủ trương của tổng bí thư. Nếu ông Vương Đình Huệ làm được điều đó thì quyền lực của ông Vương Đình Huệ cũng rất đáng kể chứ không hề yếu.
Ngày bầu cứ 23/5 sắp đến đây đã bị cộng đồng mạng xác định chính xác là vở kịch và khuyên người dân không nên đi bầu khi mà tất cả những gương mặt trúng cử đã được đảng cơ cấu từ trước. Đã bao năm nay, người dân Việt Nam cũng chưa bao giờ phá hoại bầu cử. Tuy nhiên năm nay vừa có dịch Covid – 19 và người dân cũng đã biết bầu cử là vở kịch nên rất có thể một lượng người không nhỏ sẽ từ chối đi bầu, điều này sẽ làm bẽ mặt ĐCS và bẽ mặt ông chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ.
Ông Vương Đình Huệ trong vai trò là trưởng ban tổ chức bầu cử, ông không thể nào để vở kịch chính ông đạo diễn lại tẻ nhạt. Và bản thân ông Nguyễn Phú Trọng cũng không muốn điều đó. Đó là lý do mà ông Vương Đình Huệ đã nhờ Nguyễn Phú Trọng đièu Tô Lâm vào cuộc ép buộc người dân đi bầu để thực hiện vở kịch cho trọn vẹn.
Ngày 12/5 trên báo Tuổi Trẻ có bài viết “Bộ trưởng Tô Lâm: Công an sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn ngày bầu cử”. Trên báo, ông Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định lực lượng công an sẽ phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ cùng các lực lượng liên quan triển khai quyết liệt, có hiệu quả các phương án, kế hoạch để bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn ngày bầu cử.
Ông Lâm cho biết, nhiều kịch bản phòng dịch COVID-19 trong ngày bầu cử. 10 ngày trước bầu cử, ngừng việc giải quyết tố cáo, khiếu nại liên quan người ứng cử. Ngày 12/5, Bộ Công an đã phát lệnh ra quân bảo đảm an ninh, trật tự ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Lịch sử cho thấy, các cuộc bầu cử trước đây không hề có sự phá hoại nào cả. Liệu rằng Tô Lâm có làm quá hay không? Hay là ông phải tác chiến chỉ vì mệnh lệnh của Vương Đình Huệ và Nguyễn Phú Trọng?
Tô Lâm và Vương Đình Huệ tấn công mạnh vào những người mà đảng gọi là “phản động”
Chỉ là bầu cử mà phải tốn lực lượng công an hùng hậu. Bộ công an và công an địa phương phải tổ chức hội nghị trực tuyến rất quy mô. Hội nghị kết nối tới 63 điểm cầu tại cơ quan công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Báo cáo tại hội nghị, trung tướng Lương Tam Quang, thứ trưởng Bộ Công an, cho biết đến nay, công tác bảo vệ ngày bầu cử đã cơ bản hoàn thành về tất cả các mặt trên khắp cả nước, sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn ngày bầu cử trong mọi tình huống. Tại hội nghị có cả ông Vương Đình Huệ tham dự. Ông Huệ cho biết, kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức vào ngày 23-5-2021 trên toàn quốc, với gần 85.000 điểm bầu cử để bầu ra 500 đại biểu Quốc hội và hàng nghìn đại biểu HĐND các cấp.
Được biết, hiện nay người dân ai cũng biết bầu cử là vở kịch, cộng thêm dịnh Covid-19 ngày một nghiêm trọng. Ông Nguyễn Phú Trọng và Vương Đình Huệ lo lắng vở kịch trở nên nhạt nhẽo vì người dân không muốn đóng kịch chung với đảng.
Để bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn ngày bầu cử, ông Huệ đề nghị Bộ Công An tiếp tục quán triệt sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cuộc bầu cử trong toàn lực lượng công an nhân dân và các lực lượng phối hợp. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Đáp lại ông Huệ, ông Tô Lâm cho biết, Bộ Công an tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chức năng rà soát kỹ các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn và phục vụ tổ chức thành công ngày bầu cử. Sẵn sàng xử lý các tình huống phức tạp nảy sinh ngay tại cơ sở theo phương châm “4 tại chỗ“.
Sẵn sàng phương án bảo đảm an ninh trật tự với tình huống tổ chức bầu cử tại khu vực dịch COVID-19 đang lây lan trong cộng đồng. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động…
Tô Lâm cánh tay đắc lực của liên minh Trọng – Huệ
Hiện tại, mặt nạ bầu cử bị những ngòi bút phản biện trên mạng xã hội vạch mặt. Với tư cách là người đứng đầu đảng, ông Nguyễn Phú Trọng không thể không thấy cay những người cất lên tiếng nói sự thật như thế. Với tư cách là chủ tịch quốc hội và là người tổng đạo diễn vở kịch bầu cử thì ông Huệ không thể không cay mạng xã hội.
Việc huy động một lực lượng hùng hậu để đối phó với những người tay không tấc sắt, trên tả của họ chỉ có ngòi bút thì điều đó không nói lên cuộc bầu cử an toàn mà chỉ cho thấy chính quyền luôn hằn học cay cú những ai dám lật tẩy họ.
Lực lượng hùng hậu để làm gì, có cần phải như thế không? Đó là những câu hỏi mà nhiều nhà quan sát đặt ra. Những việc làm như thế nó chỉ thể hiện tính hung hăng của chính quyền, và càng khẳng định lời nhânj xét “ác với dân” mà dân tặng cho đảng là rất đúng.
Trong hội nghị, ông Vương Đình Huệ đã yêu cầu lực lượng công an, quân đội chủ động tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để đối phó với các điểm nóng về an ninh, trật tự.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định lực lượng công an sẽ phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ cùng các lực lượng liên quan, triển khai quyết liệt, có hiệu quả các phương án, kế hoạch, nỗ lực phấn đấu để bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn ngày bầu cử. Không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Hiện nay Covid -19 đang diễn ra rất phúc tạp. Người dân cần phải nhớ, tránh tụ tập đông người. Khẩu trang chỉ làm cho nước bọt người khác không thể bắn vào mặt người khác chứ nó không có tác dụng chống dịch. Chống lịch tốt nhất nhiện nay vẫn là cần tránh tiếp xúc, đặc biệt là những nơi đông người. Hãy né xa bầu cử để đảm vệ sức khỏe cho mình và cho gia đình.
Phương Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Ai cử Nguyễn Xuân Phúc vào Sài Gòn khắc chế Nguyễn Thiện Nhân?
>>> Chuyện tình của các quan chức cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam
>>> Thế lực Lê Thanh Hải “phản đòn”, Tất Thành Cang được đề nghị giảm tội
Đối đầu: Phạm Minh Chính lùi bước trước Nguyễn Văn Nên
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT