Đinh Tiến Dũng mới ngồi vào ghế bí thư Hà Nội liền giở trò côn đồ

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=iqlZ9a_Bj7w

Làm chính trị trong chế độ độc tài phải gian ác. Tuy nhiên, khi một quan chức nắm toàn diện một địa phương nóng như Hà Nội thì mới thấy cái ác rõ hơn. Thông thường cái ác của lãnh đạo thể hiện mạnh nhất ở ngành công an và ngành tòa án. Đây là hai công cụ sắc bén để bảo vệ chế độ nên cái ác nó tụ về đây.

Lãnh đạo địa phương như bí thư hay chủ tịch tỉnh hoặc thí thư và chủ tịch thành phố trực thuộc trung ương cũng cần phải ác mới bảo vệ chế độ. Ví dụ như vụ án mà công an thành phố Hà Nội rạng sáng ngày 9/1/2020 vào Thôn Hoành hành quyết cụ Kình thì đó không chỉ là chỉ đạo của Bộ Công An, giám đốc sở công an thành phố Hà Nội mà còn là ý kiến chỉ đạo của bí thư và chủ tịch thành phố.

Ông Đinh Tiến Dũng vốn từng được bổ về quản lý địa phương. Cụ thể là tháng 05 năm 2008, ông được điều động tham gia Tỉnh ủy tỉnh Điện Biên và được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy. Hai tháng sau, tại phiên họp Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên, thay cho bà Lò Mai Trinh chuyển sang giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên.

Tháng 10 năm 2010, Trung ương Đảng điều động Đinh Tiến Dũng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. Đến tháng 01 năm 2011, ông trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI. Ông công tác lãnh đạo toàn diện tỉnh Ninh Bình.

Đấy là 2 lần ông Đinh Tiến Dũng được bổ về làm lãnh đạo địa phương, một lần làm phó một lần làm trưởng. Khi ông Đinh Tiến Dũng làm phó, thì ông chỉ là người phụ tá cho trưởng nên nếu có xảy ra những sai phạm thì người trưởng chịu trách nhiệm cao nhất ông chỉ là kẻ chịu liên đới.

Ông được bổ về làm bí thư Ninh Bình là ông làm trưởng, tuy nhiên ở Tỉnh Ninh Bình không xảy ra những vấn đề gai gics có liên quan đến bảo vệ chế độ, người ta cũng không thể phát hiện ra bản chất thật. Nói chung những lần được bổ về địa phương ông không có tai tiến gì.

Bí thư thành phố Hà Nội – Đinh Tiến Dũng

Với vai trò là người đứng đầu hà Nội, ông Đinh Tiến Dũng đã làm gì?

Hà Nội là một điểm nóng, về nắm Hà Nội là cơ hội lớn nhưng rủi ro cũng lớn. Trước đây ông Phạm Quang Nghị và Nguyễn Thế Thảo làm bí thư và chủ tịch thành phố này phải về vườn mà không tiến xa hơn. Tiếp theo ông Hoàng Trung Hải và Nguyễn Đức Chung cũng làm bí thư và chủ tịch thành phố nhưng cuối cùng cũng phải đứt gánh giữa đường. Như vậy, bây giờ ông Đinh Tiến Dũng về tại thành phố lớn nhất nước này thì nó cũng có khá nhiều rủi ro cạm bẫy chứ không phải ít.

Vụ Đồng Tâm là một điển hình về cách hành xử tàn án của chính quyền Hàg Nội. Đạp lên luật pháp để đè bẹp tiếng nói của dân luôn là cách làm thống nhất của ĐCS từ xưa đến nay, tuy nhiên đây là tội ác với dân mà cả nhân dân và quốc tế đều lên án. Thông thường, khi có áp lực trong nước và quốc tế quá mạnh thì đôi khi, lãnh đạo địa phương là người phải chịu kỉ luật thay cho sai phạm được truyền miệng từ Trung ương. Tuy nhiên, làm người đứng đầu một địa phương nóng cần phải ác để tiến thân, tuy nhiên dùng cái ác để tiến thân nó như con dao hai lưỡi, rất dễ tiến thân nhưng cũng rất dễ thân bại danh liệt.

Ngày 2/4 ông Đinh Tiến Dũng được Bộ Chính Trị bổ về Hà Nội làm bí thư thay cho Vương Đình Huệ. Tất nhiên khi ông Đinh Tiến Dũng về Hà Nội thì ông cũng là người sẽ đứng đầu đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội.

Công việc điều hành của ông Đinh Tiến Dũng cần thiết nhất khi mới nhậm chức đó là phải thanh lọc những người muốn tự ứng cử mà đảng không cho phép. Với vai trò là người nắm Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Thành Phố, ông Đinh Tiến Dũng phải chỉ đạo tổ chức này phải loại những người không mong muốn. Và nếu cá nhân nào thuộc lề dân kiên quyết tham gia ứng cử một cách quyết liệt thì ông Dũng sẽ chỉ đạo công an bắt và chỉ đạo tòa án

Được biết, tính đến ngày 2/4, TP Hà Nội có 72 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Đáng chú ý, có 6 người thuộc lề dân và họ đã có đơn xin rút, tuy nhiên trong đó có 1 người bị Đinh Tiến Dũng cho công an thành phố Hà Nội bắt tạm giam để điều tra.

Thực ra Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội đã có báo cáo kết quả công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu Hội đòng Nhân Dân TP Hà Nội khóa XVI nhiệm kỳ 2021-2026. Nghĩa là đã chọn người ngoài đảng đảm bảo người đó là thành phần nịnh chính quyền tuyệt đối.

Đinh Tiến Dũng và Vương Đình Huệ

Chỉ đạo mặt trận giám sát chặt chẽ

Theo báo cáo Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội, đến nay công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026 đã thực hiện đúng quy trình các bước, bảo đảm đúng luật và văn bản cấp trên hướng dẫn. Nói thẳng ra bản báo cáo này gởi lên bàn Đinh Tiến Dũng là tổ chức này đã loại ai và bắt ai theo đề nghị của công an thành phố Hà Nội.

Mỗi bước của cuộc bầu cử đều thực hiện đúng quy trình mà đảng đã đặt ra. Đặc biệt, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp TP Hà Nội đã giám sát việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đến con ruồi cũng không lọt chứ đừng nói chi đến thành phần mà đảng gọi là “Phản động”?

Ban thường trực Ủy ban Mặt trần Tổ Quốc Việt Nam TP Hà Nội đã hội nghị trực tuyến hướng dẫn ban thường trực Ủy ban Mặt trần Tổ Quốc Việt Nam các cấp tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử, ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi công tác đối với người tự ứng cử đại biểu Quốc hội và người tự ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố.

Tổng số hồ sơ người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV do Ủy ban Trung ương Mặt Trận tổ Quốc Việt Nam chuyển về là 171 hồ sơ.

Tổng số hồ sơ người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV của TP Hà Nội là 72 hồ sơ. Tính đến ngày 2-4, đã có 6 người có đơn xin rút, 1 người bị cơ quan công an bắt tạm giam để điều tra.

Tổng số hồ sơ người ứng cử đại biểu Hội đòng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 – 2026 là 188. Tính đến ngày 2/4, có 11 người có đơn xin rút.

Tổng số hồ sơ do các tỉnh gửi về là 17 hồ sơ/11 tỉnh, trong đó có 8 hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, 9 hồ sơ ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân Dân thành phố.

Dự kiến, từ ngày 14 đến 16/4, Ban thường trực Ủy ban Mặt trần Tổ Quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.

Ai đạp lên Luật Pháp?

Điều trớ trêu là người dân tự ứng cử đảng không cho thì thôi chứ sao lại bắt giam họ? Bởi đơn giản, người bị bắt là thành phần có tiếng nói mạnh mẽ. Những người này mà kể ra những trò bất minh mà đảng đã dùng để loại họ thì lúc ấy, đẳng sẽ xấu mặt với nhân dân.

Người dân Việt Nam vốn rất ít quan tâm chính trị, tuy nhiên người ta lầm ầm lên trên mạng xã hội thì thế nào cũng có nhiều người chú ý. Những người này sẽ được người đứng đầu thành phố như ông Đinh Tiến Dũng chỉ đọa bỏ tù.

Lúc trước, ông Đinh Tiến Dũng làm ở Bộ tài Chính, ông không có cơ hội để chà đạp lên luật pháp để bảo vệ quyền lợi cho đảng thì nay ông Dũng lại có cơ hội thể hiện. Và thực tế chi thấy, ông Đinh Tiến Dũng thích nghi rất tốt với vai trò mới, vai trò đặt quyền cai trị của ông phủ lên hết tất cả mọi ngành nghề.

Làm chính trị là phải lì, phải nhẫn tâm và phải ác. Ở các nước dân chủ, lãnh đạo cùng lắm là lì, tức là họ không ngại dân chửi, tuy nhiên tại ViêtNam, làm lãnh đạo thì phải có đủ ba yếu tố, vừa lì lợm, vừa nhẫn tâm và vừa phải ác.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Vì sao Nguyễn Thanh Nghị cho Đặng Quốc Khánh “đo ván”?

>>> Mới lên làm thủ tướng, Phạm Minh Chính đã phá luật?

>>> Cha con ông Nguyễn Tấn Dũng đang theo dõi tình huống bắt Lê Thanh Hải

Ai cấm ông Nguyễn Phú Trọng đụng đến Hoàng Trung Hải?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT