Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=oQCteGKbZAc
Như thông tin đã đưa thì ngày 9/1 tới đây Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư sẽ có cuộc họp sơ bộ trước khi tổ chức hội nghị trung ương 15. Có nhiều vị trí cần chốt trong Bộ Chính Trị nhưng quan trọng nhất là vị trí tổng bí thư. Hiện nay vị trí này được cho là cuộc tranh giành của Nguyễn Phú trọng, Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc.
Kỳ họp sơ bộ chưa tới nhưng ông Trần Quốc Vượng với vai trò là thường trực ban bí thư đã chủ trì họp Tiểu ban phục vụ Đại hội XIII của Đảng vào ngày 6/1. Lần xuất hiện này của ông Vượng cho thấy ông vẫn còn đang rất năng động điều hành các cuộc họp quan trọng, một thông điệp tích cực chuẩn bị cho cuộc quyết đấu trong 3 ngày nữa. Phía ông Trọng và ông Phúc vẫn chưa thấy động tĩnh gì.
Trong cuộc họp này ông Trần Quốc Vượng nghe báo cáo một số kết quả triển khai công việc tổ chức phục vụ Đại hội XIII của Đảng từ phiên họp Tiểu ban lần thứ 5 đến nay; nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến Đại hội của Đảng và một số nội dung liên quan công tác chuẩn bị Đại hội.
Đã quá cận ngày đại hội mà có bao nhiêu suất đặc biệt và những suất đặc biệt đó sẽ trao cho ai vẫn chưa ngã ngũ làm cho cuộc chiến tranh giành ghế kỳ này trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc, người thì vận động ngầm kẻ thì hoạt động công khai nhưng rồi cuối cùng ai cũng nhắm vào ghế.
Trong cuộc họp, ông Vượng yêu cầu lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan, các thành viên Tiểu ban lãnh đạo, chỉ đạo rà soát những công việc triển khai từ nay đến Đại hội, tập trung cao độ, dành ưu tiên cao nhất để bảo đảm công tác phục vụ Đại hội được kịp thời, đúng tiến độ, góp phần vào thành công của Đại hội XIII. Tuy nhiên đại hội này có phần của ông Vượng hay không còn tùy thuộc vào kết quả của hội nghị trung ương 15 sắp tới.
Cuộc chiến tay ba hơn 2 năm vẫn chưa ngã ngũ
Cuộc chiến giành ghế xảy ra dai dẳng, nó bắt đầu từ hội nghị trung ương 8 năm 2018 cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Có thể nói cuộc chiến vào những ngày tới rất gay cấn. Có thể điểm lại những cột mốc bắt đầu từ năm 2018 đến nay như sau:
Mốc đầu tiên là tại hội nghị trung ương 8 ngày 2 đến ngày 6/10/2008, tại kỳ họp này ông Trọng ra quyết định 5 tiểu ban chuẩn bị đại hội 13. Trong đó có 5 tiểu ban nhân sự để chọn người và cơ cấu cho từng ghế.
Mốc thứ nhì là hội nghị trung ương 9 diễn ra từ ngày 25 đến ngày 26/12/2018. Tại kỳ họp này Bộ Chính Trị xem xét giới thiệu nhân sự quy hoạch cho ban chấp hành trung ương đảng nhiệm kỳ 2021-2016 đối với 200 người.
Mốc thứ ba diễn ra tại hội nghị trung ương 11 diễn ra từ ngày 7 đến ngày 10/12/2019. Tại kỳ họp này ban chấp hành cho giữ lại điều lệ cũ. Bộ Chính Trị dưới sự tác động của ông Trọng, ông vượng và cả ông Phúc chỉ đạo thu thập ý kiến các ủy viên trung ương. Đây là cách xác định ai ủng hộ ai để chuẩn bị chia phe chiến nhau. Sự ủng hộ của các ủy viên trung ương sẽ phân chia sức mạnh cho từng thế lực.
Cột mốc thứ tư đó là hội nghị trung ương 12 diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15/5/2020. Tại kỳ họp này ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành trung ương gồm: điều kiện, cơ cấu, quy trình giới thiệu, cách thức lựa chọn. Trong hội nghị này, ông Trọng vẫn là người đề ra quy định cho cuộc chơi chung. Tuy nhiên để đề ra quy tắc dành riêng thì ông vẫn chưa thể.
Cột mốc thứ năm là hội nghị trung ương 13, diễn ra từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 10/2020. Tại hội nghị này là xem xét nhân sự cho Bộ Chính Trị. Biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia ủy viên chính thức, ủy viên dự khuyết ban chấp hành trung ương và ủy viên ủy ban kinh tế trung ương khóa 13.
Cột mốc thứ sáu là hội nghị trung ương 14 diễn ra từ ngày 14 đến ngày 18/12/2020. Tại cuộc họp này ông Trọng muốn đưa ra quy định trường hợp đặc biệt để ưu tiên cho bản thân ông nhưng gặp phản đối từ 2 đối thủ trực tiếp là Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc nên việc này cũng chưa đi đến đâu. Như vậy nhân sự tứ trụ vẫn chưa thể xác định và buộc phải tổ tức thêm 1 hay 2 hội nghị nữa chèn vào trước đại hội 13 để giải quyết cho xong.
Trần Quốc Vượng cần phải tránh vết xe đổ Đinh Thế Huynh.
Câu hỏi cửa miệng của dân hay hóng về tình hình chính trị Việt Nam những ngày sắp tới vẫn là bao nhiêu suất đặt biệt và suất đặc biệt dành cho ai? Lẽ ra nếu ông Trọng chấp nhận rút lui theo điều lệ đảng và thiết kế 2 suất đặt biệt cho 2 ông Vượng và Phúc thì chắc chắn sẽ không dẫn tới cuộc chiến tay ba như hôm nay. Công sức của ông Vượng phò Trọng trong nhiều năm qua để được hưởng ngai vàng mà ông Trọng để lại nhưng cuối cùng hóa ra là không dễ chút nào. Đến gần đại hội, ông Trọng lại cứ giấu bài tẩy cho đến phút chót. Trước đây 5 năm ông cũng dùng “trường hợp đặc biệt” để ưu tiên cho ông, và nay cũng vậy nhưng lần này ông vẫn chưa bung ra sớm.
Cho đến nay, tâm lí của ông Trần Quốc Vượng là vẫn muốn ông Trọng tự rút rồi trao ghế lại cho bản thân ông để ông khỏi phải chống đỡ đến 2 đối thủ nặng ký, tuy nhiên khả năng này khó. Chẳng ai có thể thuyết phục được ông Trọng từ bỏ tham vọng quyền lực, trừ khi căn bệnh đột quỵ tái phát với ông.
Nếu ông Nguyễn Phú Trọng dùng “trường hợp đặt biệt” để bám ghế và nếu ông Trọng tăng thêm một suất trường hợp đặt biệt nữa cho ông Vượng để 2 ông này có thể giữ nguyên ghế sau đại hội 13, ông Trọng cầm quyền khoảng từ 1 đến 2 năm và trao cho ông Trần Quốc Vượng cũng là một cách hay vẹn tình thầy trò. Không biết ông Nguyễn Phú Trọng có tính đến giải pháp này hay không.
Sự kiện ông Trần Quốc Vượng được ông Nguyễn Phú Trọng bổ nhiệm làm Thường Trực Ban Bí Thư kiêm chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương vào Tháng Ba, 2018, làm người ta nghĩ ông Vượng sẽ là một người thừa kế ngai vàng. Bởi chính ông Vượng là người giống ông Trọng nhiều nhất, vì ông cũng là một người được gọi là “hũ nho” trung thành một cách tuyệt đối với lý tưởng CS.
Ông Vượng là một người bảo thủ đặc sệt như cái cách mà ông Trọng đã từng chọn Đinh Thế Huynh. Tuy nhiên điều đáng nói là cuối năm 2017 ông Đinh Thế Huynh bỗng nhiên biến mất khỏi chính trường một cách bí ẩn, nên việc ban đầu ông Trọng cảm tình ông Vượng không có nghĩa là sau này ông Trọng không triệt hạ học trò của mình. Trò chơi chính trị là như thế, ông Trần Quốc Vượng chắc cũng rút ra bài học cho riêng mình.
Bao nhiêu người kỳ vọng trường hợp đặc biệt?
Nếu căng theo trường hợp đặc biệt cách đây 5 năm thì “trường hợp đặt biệt” chỉ xảy ra ở một yếu tố là phá vỡ giới hạn tuổi thôi. Tức ai được áp dụng trường hợp đặc biệt thì dù đã vượt 65 tuổi vẫn ở lại Bộ Chính Trị. Tuy nhiên lần này ông Trọng bỏ ngỏ khả năng ở lại nên cho đến giờ ông cũng chưa cho biết, trường hợp đặc biệt lần này sẽ phá vỡ những giới hạn nào? Người ta cho rằng, lần này rất có thể “trường hợp đặc biệt” phá vỡ 2 giới hạn. Đó là giới hạn về tuổi và giới hạn về nhiệm kỳ.
Theo đúng quy định thì ủy viên trung ương là quá 60 tuổi; còn với Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư quá 65 tuổi.
Theo đó, “những trường hợp đặc biệt so với quy định chung (quá tuổi) sẽ được các cấp có thẩm quyền cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng nhiều mặt thông qua quy trình chặt chẽ…” để “trình Ban Chấp Hành Trung Ương khóa XII xem xét tại hội nghị lần thứ 15 và quyết định việc giới thiệu với Đại Hội XIII.”
Nhìn vào danh sách Bộ Chính Trị đảng CSVN hiện tại trên nguyên tắc được bầu năm 2016 với 19 người, Đinh La Thăng đang ở tù, Đinh Thế Huynh “chữa bệnh dài hạn” mà không ai biết bệnh gì. Nguyễn Văn Bình và Hoàng Trung Hải thì đã bị án “kỷ luật,” Trần Đại Quang chết năm 2018.
Tám người đều đã quá tuổi “tái cử” gồm Nguyễn Phú Trọng (gần 77 tuổi), Nguyễn Xuân Phúc (67 tuổi), Nguyễn Thị Kim Ngân (67 tuổi), Nguyễn Thiện Nhân (68 tuổi), Trần Quốc Vượng (68 tuổi), Ngô Xuân Lịch (67 tuổi), Tòng Thị Phóng (67 tuổi). Trương Hòa Bình năm 66 tuổi.
Trong 8 người này có ông Nguyễn thiện Nhân xem như chắc chắn bị loại. Không biết kỳ này ông Trọng có mở rộng trường hợp đặc biệt cho bao nhiêu người đây? Chắc là không nhiều, có thể tối đa là 2 suất. Điều đó cũng có nghĩa là những người kể trên khả năng bị đẩy ra rìa là rất cao.
Trần Quốc Vượng cần phải dè chừng Nguyễn Phú Trọng
Trước ông Trần Quốc Vượng thì ông Đinh Thế Huynh cũng đã trở thành “thái tử đảng” một thời gian rất dài. Vào lúc ông Vượng còn là chánh Văn Phòng Trung Ương Đảng và sau đó làm viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, ông Huynh đã trở thành Thường Trực Ban Bí Thư và đã lặp lại khoảng 50% tư tưởng của Nguyễn Phú Trọng về chủ nghĩa xã hội, ít nhất trên phương diện phát ngôn. Cũng bởi thế và nếu không bị một “phốt” nào đó, Đinh Thế Huynh hẳn vẫn yên vị ở ghế Thường Trực Ban Bí Thư vào lúc này và đang chờ cơ hội để ngồi vào ngôi tổng bí thư nếu Nguyễn Phú Trọng nghỉ.
Cho đến nay, Trần Quốc Vượng lại chưa có phát ngôn nào, cũng chưa có hành động nào thể hiện tính chất đặc sệt chủ nghĩa xã hội cùng “lâu đài cát” của Nguyễn Phú Trọng. Hoàn toàn mờ nhạt ở cương vị chánh Văn Phòng Trung Ương Đảng – nơi vẫn bị dư luận xem là “điếu đóm,” cũng không hề nổi bật hơn trên cương vị viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, Trần Quốc Vượng được xem là nhân vật “ngoan hiền dễ bảo” mà từ đó được ông Trọng chọn vào Bộ Chính Trị khóa 12 vào đầu năm 2016. Có lẽ rút kinh nghiệm trường hợp Đinh Thế Huynh mà ông Trần Quốc Vượng đã thu mình và ông đã trụ đến phút cuối cùng để tách mình ra làm đối thủ của ông Trọng. Tuy nhiên 30 chưa phải là tết, từ nay cho đến đại hội 13 chưa ai giám chắc ông Trọng không ra đòn hiểm với đối thủ chính trị của mình. Cho nên ông Vượng dù có muốn nổi trong lúc này cũng cần hết sức cẩn thận, bài học Đinh Thế Huynh còn nóng hổi đó.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Hội nghị trung ương 15 trận chiến cuối cùng của Nguyễn Phú Trọng
>>> Dốc hơi tàn, Nguyễn Phú Trọng trả thù hèn hạ nhà báo Phạm Chí Dũng và 2 đồng nghiệp
>>> Dốc hơi tàn, Nguyễn Phú Trọng trả thù hèn hạ nhà báo Phạm Chí Dũng và 2 đồng nghiệp
Jack Ma : Nạn nhân của sự thành công trong chế độ Cộng Sản Trung Quốc ?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT