Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=hN_3sCrv3Cs
Ông Nguyễn Phú Trọng đang căng sức ra chiến đấu để giữ ghế vào hội nghị 15 sắp tới là một việc làm rất liều lĩnh cho sức khỏe của ông. Ai cũng biết ông Trọng quý chiếc ghế hơn cả mạng sống, ông giành hết sức lực để triệt hạ Trần Đại Quang và thâu tóm chiếc ghế chủ tịch nước năm 2017 cũng vì để thỏa mãn tính tham quyền đến quái đản của ông. Đến năm 2019 ông bị trận “đột quỵ” gần chết, phải mất đến 6 tháng ông mới có thể ngồi được trên ghế, vậy mà chức vụ thì vẫn không buông.
Từ đầu năm 2020 đến nay, sức khỏe của ông Trọng tiến triển rất chậm. Nếu ông nghỉ ngơi thì chắc chắn sức khỏe của ông không đến nỗi dậm chân tại chỗ như vậy thôi.
Với sức khỏe hiện nay, việc đảm nhiệm một nhiệm kỳ 5 năm nữa đối với ông Trọng là quá mạo hiểm. Tuy nhiên vì bản chất tham quyền cố vị nên ông Trọng bất chấp.
Chỉ cần căn bệnh của ông Trọng tái phát thì nó sẽ khiến chính trường Việt Nam xáo trộn thực sự. Nó ảnh hưởng rất mạnh đến cả quan điểm và quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ và cả Liên Hiệp Châu Âu.
Lúc đó chính trường Việt Nam sẽ hỗn loạn vì các thế lực đằng sau ông sẽ nổi lên tranh giành ghế và bỏ bê chuyện triều chính. Với 2 nhiệm kỳ trước đây, ông Nguyễn Phú Trọng đã tiêu hao khá nhiều sức lực. Nay ông ta đã 77 tuổi mà thêm vào đó tiền sử bệnh tật thì có thể nói, ông có nguy cơ chết giữa nhiệm kỳ . Chẳng ai trong Bộ Chính Trị muốn ông Trọng tiếp tực giữ ghế, và 3 vị trí chủ chốt khác lại càng không muốn. Mà giả sử ông Trọng ngồi lại ghế thành công thì khả năng ông bị lao lực mà chết hay thậm chí bị đầu độc.
Không bao lâu sau cơn chấn động ông Nguyễn Phú Trọng bị đột ngột cấp cứu hồi sức ở Bệnh viện đa khoa Kiên Giang và liền sau đó được đưa về Bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn vào ngày 14/4/2019, thì cộng đồng mạng đã bàn tán xôn xao một Trần Quốc Vượng sẽ kế vị ngai vàng, tuy nhiên lần đó ông Trọng quyết ôm ghế không nhường. Điều này không khỏi làm cho Trần Quốc Vượng thất vọng. Và cho đến hôm nay, Vượng đã quay sang đối đầu cạnh tranh với Trọng.
Sự thật là đột quỵ hay trúng độc của Nguyễn Tấn Dũng?
Theo báo chính nhà nước lúc đó thì sau khi kết thúc buổi làm việc trưa ngày 14/4/2019, ông Nguyễn Phú Trọng đã bị choáng, do thời tiết thay đổi, miền Tây Nam bộ nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng đang vào đợt nắng nóng kỷ lục… Trong đó riêng việc vừa đi thị sát ngoài trời không mũ nón dưới cái nhiệt độ 38 độ rồi lại vào thị sát trong xưởng chế biến tôm với nhiệt độ dưới 15 – 20 độ C… Do ông Trọng tuổi đã cao, việc nước gánh nặng trên vai nên chuyện bị choáng, ảnh hưởng sức khỏe là chuyện bình thường. Tuy nhiên cho tới nay không ai tin rằng đó là sự thật mà người ta tin là ông Trọng bị Nguyễn Tấn Dũng đầu độc nhưng chết hụt. Khi sức khỏe trở nên tốt hơn, ông Trọng cho đến khi có thể đi làm việc được thì ông đã cho kỷ luật con trai ông Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị. Điều này làm cho người ta càng nghi ngờ rằng, ông Trọng trả đũa con trai ông Dũng.
Nếu giả sử như ông Trọng trúng độc thì có thể là tốt hơn là đột quỵ. Trúng độc thì ông khó có khả năng tái phát bệnh cũ, nhưng đột quỵ cho ông khả năng tái phát bệnh rất cao, lúc đó nó nguy hiểm cho tính mạng của ông hơn. Hiện nay, với tinh thần bám ghế tới cùng thì có thể suy đoán khả năng ông Trọng bị đầu độc cao hơn là bị đột quỵ. Nếu ông Trọng mà đột quỵ lần nữa xem như hết cứu.
Thực ra với bệnh đột quỵ thì tại bệnh viện Kiên Giang khi đó dư sức chữa chứ không cần phải vội vã chở lên Chợ Rẫy rồi sau đó đưa về Bệnh Viện Quân Y 108 để chữa đâu. Nếu Nguyễn Phú Trọng chỉ bị choáng thông thường, tại sao Bệnh viện Kiên Giang lại không xử lý được mà phải chuyển về Chợ Rẫy – bệnh viện thuộc loại ‘tuyến trên’ mà chỉ đưa từ tỉnh về đây những trường hợp trầm trọng và nguy hiểm ? Hỏi cũng là trả lời. Ông Trọng bị Nguyễn Tấn Dũng đầu độc nhưng thoát chết cách đây gần 20 tháng.
Mặc dù nắm giữ hàng chục chức vụ lớn, trong đó có hai vị trí quan trọng nhất là Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước, thế nhưng sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng ngày càng kém.
Truyền thông tại Việt Nam hôm 14 Tháng Mười Một, 2020, loan tải hình ảnh ông Nguyễn Phú Trọng về thăm trường cũ. Tuy nhiên, xuyên suốt sự kiện ông Trọng bước đi khập khiễng, luôn cần người khác dìu và có nguy cơ bị té ngã bất cứ lúc nào. Điều đó cho thấy di chứng của lần đầu độc đó khá nặng chứ không hệ nhẹ.
Nếu ngồi lại ghế tổng bí thư tính mạng của ông Trọng khó đảm bảo
Phải nói lần này ông Nguyễn Phú Trọng quyết giữ ghế, ông đã đánh đổi sự an toàn tính mạng. Rất mạo hiểm vì công việc của một tổng bí thư kim chủ tịch nước nếu làm đúng chức năng rất lao lực.
Trên thế giới, hầu hết các nguyên thủ quốc gia sẽ từ chức khi thấy sức khỏe của mình không cho phép, như cựu thủ tướng nhật bản Abe là một ví dụ. Còn ông Trọng thì hoàn toàn ngược lại, sức khỏe không cho phép mà ông vẫn bám chức thì điều đó đồng nghĩa với việc triều chính ông bỏ bê chứ không thể nào chu toàn được. Kể từ ngày đột quỵ cho đến nay, ông Trọng ít xuất hiện công khai và mỗi lần như vậy luôn có người kè kè chiếc cặp đựng thuốc theo sau.
Trong bối cảnh ông Nguyễn Phú Trọng vẫn đang nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng, việc vắng mặt thường xuyên người ta đồn đại về khả năng ông khó hoàn thành việc vốn rất nặng nề. Tuy vậy, hiện vẫn chưa có chỉ dấu nào cho thấy ông sẽ rút lui tại Đại Hội 13, làm người dân đi đến hết kinh ngạc này đến kinh ngạc khác. Họ không hiểu sao đã chừng tuổi đó mà ông vẫn còn tham quyền cố vị như những anh trẻ tuổi háo thắng vậy.
Có một điều rằng, người ta thấy sau lần thoát chết ở Kiên Giang, ông Nguyễn Phú Trọng không dám nam du vào vùng đất phía nam nữa. Lần đó cánh miền Bắc của ông Trọng tỏ ra nghi ngờ tất cả. Ở bệnh viện Kiên Giang thì sợ cha cong Nguyễn Tấn Dũng kiểm soát, ở bệnh viện Chợ Rẫy hay bện viện Thông Nhất thì cánh phía Bắc sợ thế lực Lê Thanh Hảinhúng tay vào. Và đó là lí do tại sao họ chuyển ông Nguyễn Phú Trọng từ Chợ Rẫy ra sân bay Tân Sơn Nhất và chở về Bệnh viện 108 ở Hà Nội để chăm sóc.
Sau lần chết hụt này, ông Trọng mà dám bén mảng đến vùng đất phía Nam thì có thể nói ông sẽ khó có đường về. Nhưng liệu nếu ông giành lấy chiếc ghế tổng bí thư một nhiệm kỳ nữa ông không đi kinh lí vào nam sao? Kể ra cũng khó. Không đi thì bị xã hội chê cười, mà đi thì tự chui đầu vào cạm bẫy.
Sức khỏe là điểm yếu lớn nhất của ông Trọng
Tại Việt Nam, những câu chuyện về sức khỏe lãnh đạo rất nhiều, rất phổ biến, nhưng toàn chỉ là “chuyện kể đêm khuya”. Dân không biết gì cả cho đến khi chuyện đã rồi. Ngay cả ngày chết của nhiều vị lãnh đạo quan trọng của quốc gia cũng phải chờ chỉ đạo, nghị quyết mới được công bố.
Vấn đề thông tin sức khỏe lãnh đạo được chính thức luật hóa tại Việt Nam trong Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước 2018, quy định rằng “thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước” nằm trong phạm vi bí mật nhà nước, và mới đây ông Trọng cho bổ sung thêm danh sách nhân sự lãnh đạo cấp cao cũng thuộc diện bí mật luôn. Đây là một hành động cho thấy, ông Trọng sợ người ta biết về tình hình sức khỏe của ông và từ đó ông ngồi lại chiếc ghế tổng bí thư xem như ngôn không thuận.
Cho đến nay, có thể khẳng định rằng thông tin về tình trạng và vấn đề bảo vệ sức khỏe lãnh đạo đã được Việt Nam luật hóa trở thành một dạng tài liệu mật quốc gia và được bảo vệ như rất nhiều nguồn thông tin mật khác.
Một thứ luật được viết ra để che đậy điểm yếu cho lãnh đạo, mục đích là để phục vụ cho tham vọng tham quyền cố vị của ông Nguyễn Phú Trọng mà thôi. Thông thường, đề tài sức khỏe rất dễ bị đối thủ chính trị của ông tuồng thông tin ra ngoài để đánh phá, với luật mới này xem như ông Trọng đã có thể ung dung đấu đá để bám ghế mà không sợ ai nhắm vào ông mà chỉ trích cả.
Đảng Cộng Sản là vậy, tốt khoe xấu che nên rất nhiều ông đã phải chết tại ghế như ông Lê Duẩn, Phạm Hùng vv…
Che giấu bệnh để bám ghế là bản chất cố hữu của các lãnh tụ CS.
Thật ra đây không phải là chuyện chỉ có ở Việt Nam. Trong quyển “Bên trong Kremlin của Gorbachev: Hồi ký của Yegor Ligachev”, tác giả Ligachev đã phác họa toàn cảnh tình trạng sức khỏe của các lãnh đạo Liên Xô. Theo đó, sức khỏe của lãnh đạo đảng và nhà nước luôn được xem là bí mật nhà nước và được bảo vệ hết mức. Với tư cách là một chính trị gia cấp cao trong nhà nước Liên bang Xô Viết, Ligachev phản đối cách tiếp cận trên. Ông nhận định:
“Đến cuối cùng, sức khỏe của một con người ở cấp độ chính trị này không chỉ là vấn đề cá nhân nữa. Cùng với trí tuệ, đạo đức chính trị và các tiêu chuẩn khác, sức khỏe thể chất và tinh thần của một chính trị gia sẽ là những yếu tố căn bản nhất để người đó có thể đưa ra những chính sách đúng mực, chưa nói đến việc chúng có thành công hay không”.
Ligachev còn cảnh báo, việc giữ bí mật thông tin sức khỏe của những nhà lãnh đạo sẽ tạo kẽ hở cho những kẻ dưới quyền – dù là một vài cá nhân hay cả một băng nhóm chính trị – nhân cơ hội thao túng chính trường, tạo ra hiện tượng “buông rèm nhiếp chính” đáng lẽ chỉ nên xuất hiện ở thời kỳ phong kiến.
Trong một nền dân chủ, việc công khai sức khỏe lãnh đạo là nhân tố tối quan trọng để bảo đảm rằng người dân biết tường tận về tình hình của người đang nhân danh mình lèo lái quốc gia. Từ đó, các thiết chế dân chủ có thể can thiệp kịp thời khi vấn đề này gây ảnh hưởng đến an ninh và lợi ích quốc gia. Đây mới thật sự là cách mà chúng ta bảo vệ quốc gia.
Vâng! Việc xem sức khỏe lãnh đạo là bí mật quốc gia rất nguy hiểm và chính điều này nó để những con người bệnh hoạn lên lèo lái cọ thuyền đất nước. Khi bệ bệnh nằm liệt giường mà không chịu buông ghế thì xung quanh ông Trọng sẽ là một bầy kền kền đánh nhau tranh giành nhữngc gì mà ông Trọng để lại. Chỉ có CS coi thường số phận đất nước mới ra thứ quy định ích kỷ như vậy. Vậy sao Việt Nam nằm trong tay CS mà không nát được?
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nguyễn Phú Trọng: Kỷ luật vài người bỏ qua muôn người
>>> Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa: Đường Đi Không Tới?
>>> Chỉ có li khai, Trần Quốc Vượng mới quật ngã Nguyễn Phú Trọng
Việt Nam khó đột phá trên nền “tư duy cũ”?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT