Trong bối cảnh nhóm lợi ích đang lên kế hoạch ép bà con Thủ Thiêm ở tại Sài Gòn, thì tại Hà Nội ông Nguyễn Xuân Phúc lại tổ chức một buổi họp hành lên tiếng “chống lợi ích nhóm” rất mạnh mẽ. Ý của ông Nguyễn Xuân Phúc là gì? Muốn nắn gân nhóm lợi ích Lê Thanh Hải sao?
Theo kịch bản, để tiếp xúc với bà con dân oan bị cướp đất tại Thủ Thiêm thì nhiều ngày trước cuộc đối thoại, thanh tra chính phủ và ủy ban nhân dân thành phố phối hợp nhau tổ chức cuộc đối thoại với bà con dân oan Thủ Thiêm vào chiều ngày 27-11-2020.
Kế hoạch chuẩn bị rất kỹ, Thành Phố cử ông Võ Văn Hoan, người mà năm 2018 đã thủ tiêu bản đồ gốc và quyết định của thủ tướng để phi tang chứng cứ sai phạm của nhóm Lê Thanh Hải – Lê Hoàng Quân – Nguyễn Văn Đua – Tất Thành Cang. Và sau đó là Võ Viết Thanh đã dựng lên một tấm bản đồ quy hoạch gốc được bà con dân Thủ Thiêm cho là bản đồ giả mạo vì nó không có chữ ký của cơ quan có thẩm quyền ở Bộ Xây Dựng. Và cuội đối thoại đi vào bế tắc vì Võ Văn Hoan quyết bảo vệ cho nhóm Lê Thanh Hải.
Được biết nhóm Lê Thanh Hải là nhóm lợi ích rất mạnh và ông Nguyễn Phú Trong năm lần bảy lượt muốn hạ bệ để triệt mầm móng niền nam tại Sài Gòn nhưng điều không ăn thua. Thậm chí ông Trọng còn cho tóm luôn em ruột Lê Thanh Hải là Lê Tấn Hùng mang ra Hà Nội điều tra nhưng vẫn không phá được. Không những nhóm Lê Thanh Hải – Lê Hoàng Quân – Nguyễn Văn Đua – Tất Thành Cang không sứt mẻ mà còn liên minh lại với lãnh đạo thế hệ trước là Võ Viết Thanh và lãnh đạo thế hệ đương thời là Võ Văn Hoan để tạo thành liên minh bất khả xâm phạm. Vậy liệu Nguyễn Xuân Phúc có làm được gì nhóm lợi ích naỳ không?
Nguyễn Xuân Phúc muốn hỗ trợ ông Trọng?
Chuyện sai phạm ở Thủ Thiêm bao nhiêu năm nay, và đây là vụ án mà ông Trọng muốn nhổ cả nhóm Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang nhưng vẫn chưa làm gì được. Đến nay thì Nguyễn Phú Trọng đã sắp hết nhiệm kỳ, người kế nhiệm thì đã được cơ cấu nhưng vẫn còn trong vòng bí mật không biết ai. Việc Nguyễn Xuân Phúc sốt sắn ra mặt nhắm vào nhóm lợi ích cho thấy có vẻ như ông Nguyễn Xuân Phúc đang có lợi thế hơn Trần Quốc Vượng trong vai trò kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng. Muốn tiếp quản chuyện ông Trọng chăng?
Ngày 24-11 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Phúc có chủ trì hội nghị về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật. Cùng dự có các ông Trương Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Trịnh Đình Dũng và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu… Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến với 1 điểm cầu ở trụ sở Chính phủ và 63 điểm cầu tại các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.
Tại hội nghị, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kể lại câu chuyện về xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư khi chỉ còn 6 tháng là có hiệu lực mà có trên 50 nghị định cần sửa đổi, trên 3.000 điều kiện kinh doanh cần rà soát. Lúc đó, có ý kiến trong Chính phủ cho rằng phải trình Quốc hội xin lùi thực hiện bởi không đủ thời gian hoàn thành khối lượng văn bản đồ sộ như vậy. Nhưng với quan điểm “trong Chính phủ không có chỗ để bàn lùi”, Thủ tướng đã giao Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các bộ ngành, trong đó có VCCI, phải làm bằng được. Bộ chủ quản trình đề án; VCCI và Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phản biện; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm nhiệm vụ giám định, thẩm định. Cả “4 nhà” cùng rà soát từng văn bản để đưa ra quyết định về việc cắt bỏ, đơn giản hóa thủ tục kinh doanh.
Ngoài những chuyện đó ra thì ông Nguyễn Xuân Phúc còn nhấn mạnh thêm rằng: “cần phải quán triệt, chống cho được lợi ích nhóm. Thủ tướng nêu rõ, chống tham nhũng trong làm chính sách pháp luật rất quan trọng, phải giữ được sự liêm chính trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật”
Lâu nay tình hình lợi ích nhóm diễn ra rất phỏ biến trong mọi lĩnh vực, trong mỗi địa phương. Việc ông Nguyễn Xuân Phúc đề cập đến vấn đề lợi ích nhóm trong lúc này được xem như ông muốn xoáy vào tình hình đang nóng hiện nay, đó là vấn đề Thủ Thiêm. Đây là nơi mà nhóm lợi ích mạnh nhất đang hoành hành trước sự bất lực của ông Nguyễn Phú Trọng. Có lẽ ông Nguyễn Xuân Phúc đang muốn hỗ trợ ông Nguyễn Phú Trọng trong vấn đề loại bỏ nhóm lợi ích của đối thủ.
Liệu Nguyễn Xuân Phúc ra tay có thành công?
Sau hội Nghị đúng 3 ngày báo chí đồng loạt cho biết, ông Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu vấn đề thủ thiêm phải được báo cáo về thủ tướng. Như vậy đã rõ, Nguyễn Xuân Phúc muốn thọc tay vào kiểm tra nhất cử nhất động của nhóm lợi ích Sài Gòn gồm Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua và Tất Thành Cang.
Ngày 27-11 trên báo Giao Thông có bài viết “Đối thoại vụ Thủ Thiêm: Báo cáo Thủ tướng để có quyết định cuối cùng” đã cho biết tình hình thanh tra chính phủ cùng với chính quyền thành phố Sài Gòn giải quyết vấn đề Thủ Thiêm. Mỗi lần đối thoại với bà con Thủ Thiêm, thì thanh tra chính phủ chính là tai mắt của Nguyễn Xuân Phúc giám sát tình hình giải quyết của nhóm lợi ích Sài Gòn. Kết quả hiện nay vẫn đang bế tắc. Bế tắc vì sao? Võ Văn Hoan và các quan chức chính quyền thành phố muốn ép bà con Thủ Thiêm chịu thiệt chứ không thừa nhận Lê Thanh Hải và nhóm thuộc hạ đã sai phạm. Trong lần đối thoại lần này, Võ Văn Hoan đã không để cho đại diện của chính phủ đạo diễn cuộc đối thoại. Từ đó dẫn đến kết quả bế tắc, không đi đến thỏa thuận giữa chính quyền và người dân Thủ Thiêm.
Không kể những lần tiếp xúc của các đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố với cử tri quận 2 thì đây là lần thứ 4, Thanh tra Chính phủ đối thoại với người dân Thủ Thiêm tính từ năm 2016 đến nay mà phía chính phủ chẳng làm gì thay đổi được vì trò cù nhầy của chính quyền thành phố.
Ông Lê Thanh Hải hiện đã về hưu nhưng sự kết nối giữa Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua và Tất Thành Cang rất chặt chẽ, nó như thành trì bất khả xâm phạm vậy. Nên việc ông Nguyễn Phú Trọng năm lần bảy lượt tấn công mà vẫn không thành.
Thực tế với thực lực như vậy, việc Nguyễn Xuân Phúc muốn xửi lý nhóm lợi ích này có thể nói là điều bất khả thi.
Nhóm lợi ích Sài Gòn đang thách thức?
Em trai ông Hải là Lê Tấn Hùng từng giữ chức chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong, một lực lượng vừa tình báo, vừa để trấn áp tất cả những cuộc biểu tình. Một tập hợp những kẻ ra vào khám, theo cách lấy côn đồ trị côn đồ, lấy du côn, du đảng bất nhân trị đối kháng! Thế lực của Lê Tấn Hùng rất mạnh, mọi việc làm sai trái của ông này đều có bàn tay nhám nhúa của anh trai thọc vào. Năm 2019, ông Nguyễn Phú Trọng bắt Lê Tấn Hùng với ý đồ moi ra sai phạm của anh trai ông này. Nhưng cuối cùng đến gần 2 năm mà ông Trọng cũng chẳng làm được gì bố giá Lê Thanh Hải dù rằng bố này đã về hưu từ năm 2016.
“Trùm tham nhũng” là từ mà người dân Việt dành tặng cho Nguyễn Tấn Dũng, quả thật nếu dùng từ này để tặng cho Lê Thanh Hải thì cũng xứng đáng lắm. Khi còn đương chức, ông ta kêu gọi ‘nêu gương liêm khiết’ phát biểu trong buổi tiếp xúc cử tri Lê Thanh Hải đã mạnh miệng tuyên bố “những kẻ tham nhũng tiền của của nhà nước, nhân dân thì đúng là một tội ác”. Quả là một sự trơ trẽn tột cùng! Người dân Sài Gòn ai cũng rõ gia đình Lê Thanh Hải và nhóm tay sai dưới quyền yông ta, chính là thế lực tham nhũng số một tại Sài Gòn.
Không chỉ tham nhũng tiền dân, nhóm lợi ích do Lê Thanh Hải bảo kê chính là thủ phạm cướp đất, đẩy hàng chục ngàn hộ dân ra đường. Nhiều trường hợp người dân đã phải tự thiêu phản đối, có người phải chết trong uất hận, nhiều người khác bị bỏ tù vì phản đối cướp đất…
Hầu hết các đơn thư tố cáo tội ác của bí thư thành ủy Lê Thanh Hải đều bị lờ đi, bởi lẽ nhân vật này là một trong 16 ủy viên bộ chính trị được đảng cộng sản bảo kê. Thậm chí, những người viết đơn tố cáo còn bị trả thù.
Tại Sài Gòn, bí thư Lê Thanh Hải không có đối thủ chính trị, một thời mọi quyền lực đều nằm trong tay gia đình, anh em và con cái của ông ta. Gia tộc Lê Thanh Hải!
Ăn gian nói dối một đời, tham lam tàn độc một đời, hút máu đồng loại một đời! Và nay chúng sát phạt nhau trong sự kinh hoàng. Số phận của Lê Thanh Hải và nhóm lợi ích Vạn Thịnh Phát vẫn nhởn nhơ như không có chuyện gì xảy ra.
Dù cho có liên minh Nguyễn Phú Trọng – Nguyễn Xuân Phúc thì vẫn bất lực.
Xử lý Lê Thanh Hải không hề đơn giản như nhiều người nghĩ vì nó động chạm đến lợi ích của nhiều nhóm quyền lực trong đảng. Căn cứ vào quyền hồi tố của văn bản số 04-HD/UBKTTW. “Hướng dẫn thực hiện một số Điều trong Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”. Theo nội dung của quy định đó thì người đứng đầu tổ chức phải chịu trách nhiệm về các sai phạm của cấp dưới, vợ con và gia đình. Nếu xem xét trách nhiệm liên đới của Lê Thanh Hải, thì sẽ dắt dây sẽ là việc liên đới của người đứng đầu Bộ Chính trị trong nhiệm kỳ thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng không ai khác là ông Nguyễn Phú Trọng. Vì thế việc truy tố Lê Thanh Hải và đám thuộc hạ phía sau ông ta không phải dễ. Trong nhóm lợi ích Lê Thanh Hải có đan xen quyền lợi rất phức tạp. Khi Nguyễn Phú Trọng muốn biển Lê Thanh Hải làm củi thì hàng loạt tay chân Hải ở Trung ương tìm cách cản trở chứ không dễ. Lê Thanh Hải không ăn một mình, ông ta biết rải hết bổng lộc từ Trung ương đến địa phương nên bây giờ phá nhóm lợi ích này mới khó như vậy. Đùng nói chi một mình Nguyễn Xuân Phúc, cả liên minh Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng chưa chắc gì phá nổi.
Một chính quyền không thượng tôn pháp luật là vậy. Chống tham nhũng bằng quyền lực thì khi nhóm lợi ích có thực quyền lớn quá, việc chống cũng không thể nào thực hiện được. Với nhóm lợi ích Nguyễn Tấn Dũng và Lê Thanh Hải, có thể nói ông Nguyễn Phú Trọng bất lực.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Vì sao báo Nhà nước nói thông tin ‘xấu, độc, chống phá Nhà Nước và Đại Hội Đảng’ tăng cao?
>>> Vụ Thủ Thiêm ở TPHCM: Liệu Bí thư Nên có làm nên chuyện?
>>> Nguyễn Đức Chung bị tâm thần – chiêu bài chạy tội, vu khống hay trò bịt miệng?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT