Hôm 24-10, ca sỹ Thủy Tiên cập nhật tổng số tiền ủng hộ gửi vào tài khoản cô đã vượt qua con số 150 tỷ, tuy nhiên theo cô thì với 5 tỉnh mà mỗi tỉnh vài chục nghìn hộ thì số tiền ấy cũng không phải là lớn chỉ như muối bỏ biển thôi.
Mặt khác, các nhà hoạt động than phiền trên mạng xã hội về sự chậm trễ của các khoản cứu trợ từ chính phủ và các con số trăm tỷ, nghìn tỷ đã công bố hoành tráng, nhưng dường như chỉ có trên Tivi chứ không có trong thực tế.
Trong khi ca sỹ Thủy Tiên bày tỏ sự tự tin sẽ sử dụng đồng tiền đúng mục đích thì đại diện MTTQVN đưa ra gợi ý rằng cô nên giao tiền cho Mặt trận để tránh cho dư luận khỏi dị nghị.
“Tiền này có một mình Tiên quyết định và trao tận tay nên không họp hành, không cãi vã, và sẽ đến tay dân nhanh chóng, bà con yên tâm nhé.” Thủy Tiên viết trên Facebook của mình.
Trả lời báo VNExpress hôm 24-10-2020, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh khuyên các cá nhân như ca sĩ Thủy Tiên nên giao “nguồn lực đã vận động” cho Mặt trận tổ quốc hay Hội Chữ Thập đỏ để dư luận khỏi hoài nghi.
“Đặc biệt, khi cá nhân vận động được số tiền lớn, lên đến vài chục hoặc hàng trăm tỷ thì cho dù cá nhân đó minh bạch đến đâu, cũng sẽ có người đặt câu hỏi, cơ quan nào sẽ giám sát sự minh bạch, công khai trong sử dụng nguồn lực đó.
Vậy nên để dư luận không hoài nghi, mỗi cá nhân nên chia sẻ nguồn lực đã vận động được ấy với các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc VN, Hội Chữ thập đỏ… để điều tiết hiệu quả, thiết thực, đảm bảo công khai, minh bạch, tránh hoài nghi của dư luận“, bà Ánh trả lời câu hỏi của phóng viên VnExpress về việc ca sĩ Thủy Tiên tự thân vận đồng và trực tiếp vào vùng lũ để chuyển tiền, hàng hóa đến từng người dân.
Phó Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam cũng nói đến những bất cập trong Nghị định 64/2008 của Chính phủ như không có chế tài về việc không thực hiện đúng quy định: “toàn bộ số tiền huy động được, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nộp trực tiếp vào tài khoản của Ban cứu trợ cùng cấp“.
Đề cập đến việc cần thay đổi gì trong Nghị định mới về công tác cứu trợ theo đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Ngọc Ánh đề xuất nên có quy định “bất kỳ ai vận động cứu trợ đều phải có tổ chức hoặc lực lượng giám sát, đánh giá hiệu quả.”
“Cơ chế giám sát cũng sẽ được xây dựng, như việc Mặt trận tổ quốc hàng năm đều có kiểm toán. Hội Chữ thập đỏ sẽ do Mặt trận tổ quốc kiểm tra hoạt động.
Qua đợt quyên góp cứu trợ miền Trung lũ lụt vừa rồi, chúng tôi nhận thấy so với cá nhân thì tổ chức kêu gọi cứu trợ chậm hơn, bởi còn đảm bảo đúng các quy định khi phát động.
Hơn nữa, hiện các cá nhân, đặc biệt là nghệ sĩ, người nổi tiếng chỉ trong thời gian ngắn kêu gọi được số tiền tương đối lớn bởi ứng dụng công nghệ thông tin.
Sắp tới, chúng tôi sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để hoạt động quyên góp cứu trợ đạt hiệu quả và nhanh hơn.
Mặt trận tổ quốc cũng luôn sẵn sàng phối hợp với các nghệ sĩ hay bất cứ ai để cùng thực hiện công tác vận động cứu trợ.” – Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định.
Mặt trận Tổ quốc do đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp lãnh đạo và tự cho là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam cũng là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và là thành viên của Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
Về chuyện giao tiền cho MTTQ, vô số ý kiến trên Mạng xã hội đã bày tỏ không đồng tình với phát biểu của đại diện MTTQVN, họ khuyên Thủy Tiên không nên giao tiền cho Mặt trận, cách mà nhiều người ví von là “giao trứng cho ác”.
FB Bình Minh bình luận:
“Đưa cho tụi nó ăn thì có. Dễ gì tới người dân bị lũ lụt”
FB Sơn Lê Sơn Lê:
“Cô tiên không có nhu cầu được giám sát, mà bà mới là người cần phải được giám sát. Vậy nên, im mồm để không bị dân chửi vì nuôi tốn cơm.”
FB Nguyen Thanh Thanh viết:
“Hơn 10.000 bình luận, mà tìm hoài không thấy bình luận nào ủng hộ bà Trương Thị Ngọc Ánh. Bà chẳng hiểu nhân dân tí nào! Bà chẳng hiểu nhân dân đang nghĩ gì về cái gọi là mặt trận mặt …gì gì đó của bà”
FB Huyền Vũ nói với MTTQVN rằng:
“giao trứng cho ác ư? Dân đã tỉnh ngộ rồi, bà cứ tử tế đi sẽ được dân tin”
FB Lam Phan:
“Gửi vào chúng nó chia nhau hết đấy. Chớ dại Thuỷ Tiên nhé!”
FB Hoa Hong:
“Đừng giao tiền cho ai cả. Em cứ làm như những gì trái tim em mách bão.”
FB Phạm Duyên viết:
“Chỉ có hoài nghi khi tiền được gửi vào vào MTTQ thôi chứ các cá nhân làm các hoạt động từ thiện họ làm bằng cái tâm nên không ai lo cả”+
Sau khi cập nhật con số ủng hộ lên đến 150 tỉ, ca sỹ Thủy Tiên nói sẽ tiếp tục trao tiền mặt và xây nhà cho vùng lũ.
Tối 24-10, nữ ca sĩ Thủy Tiên cập nhật số tiền kêu gọi quyên góp ủng hộ cho đồng bào miền Trung bị lũ lụt đã lên đến 150 tỉ đồng. Cô cho biết sẽ tiếp tục trao tận tay người có hoàn cảnh khó khăn đang cần sự giúp đỡ thật sự.
Ca sĩ Thủy Tiên thông tin người dân ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị bị thiệt hại do ngập đăng ký với trưởng thôn để cung cấp danh sách cho xã và huyện.
Sau đó, Thủy Tiên sẽ đăng công khai trên Facebook để người dân cùng theo dõi, kiểm tra chéo xem trong thôn có hộ nào có tên 2-3 lần hay nhà khá giả vẫn nằm trong danh sách. Bởi cô mong muốn trao quà và tiền đến đúng người khó khăn đang cần sự giúp đỡ thật sự.
Theo đó, có 12 xã ngập nặng ở huyện Hải Lăng cần hỗ trợ mà Thủy Tiên thông báo gồm: Hải Thượng, Hải Quy, Hải Hưng, Hải Ba, Hải Quế, Hải Dương, Hải Định, Hải Lâm, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh và xã Hải Phong.
“Mọi người ơi 150 tỷ nghe nhiều nhưng tổng có 5 tỉnh mà 1 huyện vài chục nghìn hộ thì tiền hỗ trợ như muối bỏ bể thôi ạ. Tiên sẽ cân nhắc số tiền làm sao để sử dụng đúng mục đích và có ý nghĩa nhất. Tiền này có một mình Tiên quyết định và trao tận tay nên không họp hành, không cãi vã, và sẽ đến tay dân nhanh chóng, bà con yên tâm nhé. Cảm ơn mọi người“, Thuỷ Tiên viết.
“Tiên sẽ dành một số tiền xây dựng lại nhà sập bị lũ cuốn, xây nhà cộng đồng 4 – 5 tầng tránh lũ có sẵn thuyền cứu hộ trong nhà cho cả thôn, hỗ trợ tiền mặt cho các hộ dân vay ngân hàng nuôi trồng nhưng bị lũ cuốn trôi mất sạch, làm cầu đường…”, Thủy Tiên thông tin trên Facebook.
Báo chí cũng đồng loạt đưa tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi và trực tiếp tặng quà người dân Quảng Bình.
Tuy nhiên một số hình ảnh bị phê bình là diễn hơi lố và tiền của Chính phủ là thuộc ngân sách nhà nước nên không thể coi là từ thiện, vì nguồn tiền từ thiện là từ tấm lòng hảo tâm của người dân chia sẻ khó khăn cho nhau.
Nhà hoạt động Thảo Teresa viết trên Facebook rằng:
“Cho mình hỏi thế thủ tướng tự bỏ tiền túi của gia đình ra để ủng hộ người dân đấy à ?
Tất cả số tiền đi cứu trợ thiên tai, bão lũ của đảng và chính phủ đều là tiền ngân sách được lấy từ tiền thuế của dân đóng nhé.
Sao các ông cứ mượn hoa cúng Phật mãi thế nhỉ ???”
Nhà báo Nguyễn Tiến Tường đưa ra bình luận ngắn gọn rằng:
“Họ quản trị quốc gia, nói theo ngôn ngữ xưa là làm quan, ngôn ngữ nay là ăn lương của dân để làm việc cho dân và chấp nhận đào thải nếu yếu kém.
Ngày 18-10 dân chìm, thì ngày 20-10 họ họp.
Lụt qua rồi họ họp điều trực thăng.
Nước rút rồi họ xuất kho xuồng máy.
Dân qua cơn đói khẩn cấp rồi, họ xuất lương khô.
Rừng họ bảo không nắm diện tích phủ, lũ họ bảo do biến đổi khí hậu.
Phản biện họ, họ bảo đừng đụng cái gì cũng đổ lỗi cho chính quyền.
Họ đỏng đảnh như Thị Mầu lên chùa vậy đó” nhà báo Nguyễn Tiến Tường nêu quan điểm.
Từ Hải phòng, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa góp ý rằng: CỦA CHO KHÔNG BẰNG CÁCH CHO.
So với ca sĩ Thủy Tiên, thủ tướng Nguyễn Xuân phúc quá rườm rà.
Thủy Tiên tìm đến tận nhà và nói: ” Con biếu cô 10 triệu. Người được cho nói câu cảm ơn rồi đút tiền vào túi là xong, Thủy Tiên lại đí đến nhà khác. Nguyễn Xuân Phúc, trước đó phải in chữ bằng các màu đỏ và vàng trên giấy ngoại, dán vào hộp các-tông (mà quà lại không phải của Thủ tướng, quà từ tiền của dân), rồi điệu dân đến trụ sở chính quyền, yêu cầu phóng viên chụp hình mới để người được cho quà mang quà về.
“Của cho không bằng cách cho” CÁI SỰ GIẢN DỊ CHÍNH LÀ CÁI NGHĨA TÌNH GIỮA NGƯỜI VÀ NGƯỜI KHI GIÚP NHAU.” Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nêu nhận định.
Cô gái ném giày ở Thủ Thiêm Nguyễn Thùy Dương đưa bài phân tích thẳng thắn với tựa đề “MỘT CHÍNH QUYỀN THIẾU TRÁCH NHIỆM – KHÔNG CÓ BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ”
Ngày 12/10/2020, con nước bao vậy Huế, kinh thành Huế chìm sâu trong nước. Tính mạng và tài sản của dân Huế như đèn dầu le lói trước gió. Thủ Tướng ra công điện khẩn cấp huy động các Bộ Ngành hợp tác với nhau có phương án cứu hộ. Xin nhắc lại là lúc này mới lè tè đi lên phương án khẩn cấp.
Hơn 6 ngày sau, cơ quan có trách nhiệm lớn nhất với trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn là Bộ Tài Chính mới làm xong tờ trình cung cấp trang thiết bị cho mùa lũ năm nay. Lúc này, con nước ở Huế đã tạm rút, Bão đã bạt tai nát mặt Quảng Trị xong và cầm quân đi trấn nước Quảng Bình thành công. Ngư dân Quảng Bình tự vác thuyền đi cứu “thị dân“. Ngư dân cùng đoàn người dẫn đường vượt con nước dữ đi vào thôn làng cứu thị dân trong tiếng gào thét của biển cả dâng cao con nước đang làm dữ “thị dân” trong mưa bão.
Có ai biết theo Luật Dự Trữ Quốc Gia thì Bộ Trưởng Bộ Tài Chính có quyền xuất khẩn cấp hàng trong Kho Dự Trữ Nhà Nước cho dân vùng bị lũ lụt, không cần thông qua Thủ Tướng, tạm gọi là tiền trảm hậu tấu. Nhưng với một điều kiện là phải chịu trách nhiệm trước Quốc Hội.
Nếu Bộ Trưởng Bộ Tài Chính không kịp có cái nhìn lớn thì Thủ Tướng phải trực tiếp chỉ đạo Bộ Tài Chính xuất khẩn cấp hàng Dự Trữ cho dân vùng lũ.
Sự chậm trễ ứng cứu lần này là do cái gì? Nếu không phải là do từ trên xuống dưới sợ chịu trách nhiệm?
Đầu tiên, cơ quan chủ Quản là Bộ Tài Chính sợ trách nhiệm giải trình nên đá qua Thủ Tướng? Thủ Tướng sợ trách nhiệm nên đá về Tổng Cục? Tổng Cục sợ Trách nhiệm nên đá về Thủ Tướng? Thủ Tướng quyết xong đá về Bộ Tài Chính? Bộ Tài Chính đá về Địa Phương? Đá lòng vòng cuối cùng nước rút chờ bão số 9 có tới thì dùng không tới thì mang vào kho cất tiếp?
Ông nào cũng thiếu trách nhiệm, không có bản lĩnh chính trị nhưng tuyệt đối tôi không thấy ông nào có cái khả năng từ chức?
Rồi tới vụ 500 tỷ, kết luận hỗ trợ cho 5 tỉnh vùng lũ mỗi tỉnh 100 tỷ. Tính tới hôm qua, báo chí lại ra rả Thủ Tướng tạm cấp cho 5 tỉnh 500 tỷ, có ai thấy số Quyết định ở đâu không? Rồi Quyết định có được công bố trên cổng thông tin điện tử Chính Phủ hay chưa? Từ ngày 19/10/2020 đến 24/10/2020 là mấy ngày? Dân sống ra sao? Hay Thủ Tướng nói cho vui rồi lại ngại giải trình trước Quốc Hội nên im im cho dân tự cứu nhau?
Đó là chưa kể việc, hai hôm trước đòi xử lý cái đám đi vận động cứu trợ, hai hôm sau, đòi sửa Nghị Định. Thủ Tướng mà thay đổi như con gái tuổi dậy thì thì Đất nước biết đi về đâu?
Tóm lại là, trong mùa bão lũ này, chúng ta đã nhìn thấy một chính quyền mà ở đó không có bất kì một ai cảm thán lên một câu: Cứ xuất kho cứu dân đi, mọi trách nhiệm tôi xin chịu!
Đấy! Bản lĩnh nằm ở đấy! Vì dân hay không vì dân nằm ở đấy! Chứ không phải 2 giờ vận động được 2400 tỷ là oách đâu. Hai giờ Thủ Tướng đi vận động đó nằm đúng vào hai giờ NHân Dân bị bão vây. Thiệt hại của Nhân Dân bị bão vây 2 giờ chắc chắn lớn hơn 2400 tỷ. Bởi vì, sự sợ hãi và đau thương của Nhân Dân định bao nhiêu giá cho đủ?” cô Nguyễn Thùy Dương, người trực tiếp đi trao quà từ thiện cho con miền Trung đưa ra kết luận.
Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> “Tố” Thủy Tiên nhận tiền phản động – Giám đốc Tuấn vội tìm đường thoát thân
>>> Thừa lệnh Đảng – VTV “xỉ vả” người đi cứu trợ
>>> Mặc dân „lóp ngóp“ – Đảng lo Đại hội
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT