Sau sự kiện về ông nghị rau muống Đỗ Văn Đương mà Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc phải thốt lên rằng: ông Đỗ Văn Đương muốn giết Hồ Duy Hải. Thì phát ngôn mới nhất của ông Trương Hòa Bình, đại biểu Quốc hội tỉnh Long an cũng nhận được nhiều lời bình luận trên mạng xã hội.
Ông Trương Hòa Bình từng giữ chức Chánh án tòa án nhân dân tối cao và cũng đi lên từ chức vụ cao cấp của ngành Công an, rồi qua chức Viện trưởng Viện KSND TpHCM rồi lại qua Thứ trưởng Bộ Công an, rồi qua giữ chức Chánh án tòa án nhân dân tối cao, nói chung lý lịch và quá trình thăng tiến của ông Trương Hòa Bình rất giống ông Nguyễn Hòa Bình.
Khi các ông này nắm giữ chức vụ tối cao về công lý thì án oan ngút trời khắp Nam chí Bắc, tuy nhiên các ông chánh án tối cao này không hề gỡ được oan ức cho ai. Nay công luận chỉ tạm soi xét các ông qua tư duy công lý đối với Hồ Duy Hải mà thôi.
Về phát biểu của ông Trương Hòa Bình, nhà báo Trung Bảo có bài bình luận mang tựa đề: ĐỂ PHÁN QUYẾT CỦA TOÀ ĐƯỢC NGƯỜI DÂN TÔN TRỌNG.
Tiếp xúc cử tri tỉnh Long An, đại biểu QH Trương Hòa Bình khi được hỏi về vụ án Bưu điện Cầu Voi đã dẫn lời bà Nguyễn Thị Kim Ngân chủ tịch QH nói về Hồ Duy Hải như sau.
“Chúng ta chưa có cơ sở để nói oan hay không oan nhưng nguyên tắc là phải tôn trọng phán quyết của tòa án, xã hội văn minh bao giờ cũng phải tôn trọng phán quyết của tòa án“.
Với phát biểu này cho thấy việc xác định oan sai của vụ án Cầu Voi vẫn đang được các cấp cao ở Quốc Hội đặt trên bàn của mình.
Tuy nhiên, với những tài liệu đã được đưa ra dư luận thời gian qua cho thấy quy trình điều tra lẫn xét xử của các cấp toà có nhiều vấn đề cần được xem xét. Đó là lý do Uỷ Ban Tư Pháp Quốc Hội quyết định chuyển vụ việc lên Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội để rà soát lại.
Thế nhưng, ông Đỗ Văn Đương – Phó Ban Dân nguyện Quốc hội, lại có một văn bản gửi đến các nhân vật lãnh đạo cấp cao với ý chí ngược lại điều trên. Ông sớm kết tội Hồ Duy Hải bằng những luận cứ đã được chỉ ra là sai so với thực tế.
Toà án là đại diện cho pháp luật và được vận hành bởi các quy tắc pháp luật. Tuy nhiên điều hành toà án là con người và không phải bao giờ ý chí của con người cũng trùng khớp với ý chí của các văn bản pháp quy bởi cuộc sống không phải trang giấy.
Tôn trọng phán quyết của toà có nghĩa là phải dùng các quy định luật pháp hiện hành để rà soát quyết định đó, theo đúng quy trình hợp pháp. Đó là điều mà người dân mong mỏi ở UBTV Quốc Hội.
Để đảm bảo các phán quyết của toà luôn đúng thì không thể có bất kỳ sơ sót nào trong quy trình điều tra. Khi có bất kỳ dấu hiệu sai sót xuất hiện trong quy trình tố tụng khiến ảnh hưởng đến kết quả phiên toà thì việc phải rà soát lại toàn bộ quy trình đó bằng việc điều tra lại để đảm bảo việc tuân thủ luật pháp là cần thiết. Thậm chí, nếu phải huỷ bản án để điều tra lại nhằm đảm bảo sự đúng đắn của quy trình tố tụng cũng là điều cần làm. Khi ấy, không ai có thể nói được về sự oan sai đối với bản án đã được toà tuyên.
Vì vậy, dù phán quyết của toà vẫn phải được chiếu rọi dưới ánh sáng của pháp luật chứ không thể xem đó là điều đương nhiên đúng. Nhất là khi điều đó gắn với tính mạng của con người.
Nhà TRUNG BẢO đưa ra kết luận.
Một bạn đọc đưa ra lời bình luận như sau:
Tôi xin có đôi điều thưa với ông Nghị Long An Trương Hòa Bình rằng, điều nhân dân chúng tôi cần đó là sự thượng tôn pháp luật, thượng tôn quyền hiến định của con người theo hiến pháp, đó mới là văn minh. Còn cái thứ văn minh như các vị nói, tôi cho rằng các vị đã quá chủ quan, ngạo mạn.
Tòa án cũng chỉ là một cơ quan tư pháp, nó cũng được điều hành bởi con người. Các phán quyết có đúng, có sai đôi khi không thể tránh khỏi. Một xã hội văn minh là thấy sai thì phải nhận lỗi và phải sửa, phải có thái độ cầu thị, lắng nghe ý kiến phản biện xã hội. TUY NHIÊN tôi cũng như toàn thể những người Việt có Tâm, có Đức đều không nhìn thấy cách hành xử văn minh của các Vị trong vụ án Hồ Duy Hải.
Nói thật là giờ nghĩ lại câu nói “có sơ suất nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án” tôi thấy rờn rợn trong người. Đấy là văn minh ư?. Không, không phải, đấy là một sự trơ tráo đến khốn nạn… Các vị cứ làm đúng trách nhiệm và bổn phận của mình đi, còn văn minh thì những người Việt chân chính tự lo được…
Facebook Lê Thế Thắng đưa ra lời bình luận về sự trâng tráo, bệnh hoạn như kẻ “biến thái” của ông nghị Đỗ Văn Đương như sau:
Đỗ Văn Đương, còn được biết đến với biệt danh “đương rau muống”. Năm 2014 Đương khi đó đang là ĐBQH, và là thành viên đoàn giám sát của UB Thường vụ Quốc hội vào gặp Hồ Duy Hải trong trại giam.
Trái với đồng nghiệp, bà Lê Thị Nga, Đỗ Văn Đương đã dành cho Hải những câu hỏi rất kì quặc, lệch lạc so với mục đích, trách nhiệm, giá trị của đoàn giám sát oan sai. Để rồi Đương dùng những câu trả lời này để bẻ lái, quy chụp rằng Hải nhận tội, Hải có tội.
Đương hỏi: anh có đề nghị CHẾT SỚM?
Hải trả lời: tôi có đề nghị chết sớm, vì NHỐT NHƯ THẾ NÀY RẤT KHỔ
Thế nhưng với câu trả lời này Đương lấy để quy kết đầy cảm tính và chủ ý rằng HẢI XIN CHẾT LÀ BỞI CÓ TỘI. Rồi Đương thời gian này lại tiếp tục đâm đơn kết tội Hải bằng những luận điểm ngớ ngẩn đó.
Nhưng đó chưa phải là tất cả. Đương còn “bệnh hoạn” khi hỏi Hải một câu chẳng cần thiết rằng (2 nạn nhân) “Vân và Hồng ai đẹp hơn?”
Ps: tôi xin phép dùng từ Đương trống không. Bởi với chuyện này, tôi không văng tục ra đây đã là lịch sự.
Trên trang Facebook cá nhân mang tên Võ Tòng, tức Thạc sĩ Võ Văn Tài – nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân TP.Tây Ninh, hiện là giảng viên trường nghiệp vụ Kiểm sát TP.HCM, dựa trên bản cung đầu tiên của Hồ Duy Hải, ông đã đưa ra nhận định rằng:
ĐÃ CÓ CHỨNG CỨ CHỨNG MINH THUYẾT PHỤC VỀ HÀNH VI LÀM SAI LỆCH HỒ SƠ VỤ ÁN & TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÔNG PHẠM TỘI
Với thông tin mà ông nhận được thì có 3 nhận định chính được đưa ra: một là có chứng cứ ngoại phạm rõ ràng của Hồ Duy Hải, hai là có chứng cứ về hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án, ba là hành vi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người không có tội, tức việc cố ý truy tội cho Hồ Duy Hải cũng chính là tội phạm hình sự được quy định trong BLHS Việt nam.
Bài viết của Facebook Võ Tòng cụ thể như sau:
Ngay khi kết thúc phiên họp giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, dự luận dấy lên nghi ngờ về sự thiếu khách quan, công tâm, xét xử theo kiểu “trọng cung” hơn “trọng chứng” của Tòa án Long An, Tòa cấp cao tại thành phố HCM (nguyên trước đây là Tòa phúc thẩm) và Hội đồng thẩm phán, Tòa án tối cao. Phải nói rằng tâm lý bất bình lan rộng đối với việc CQĐT “vô tình” không thu giữ những vật chứng đặc biệt quan trọng trong việc chứng minh hung thủ thật sự (như cái thớt, con dao, tờ báo thể thao); những dấu vết quan trọng khác (như dấu vân tay, dấu dép, vệt máu ngay lối đi và ngoài hiên, các vết tổn thương trên cơ thể nạn nhân…) cũng không được khai thác một cách có trách nhiệm và nghiêm túc; rồi việc khám nghiệm hiện trường cũng chưa toàn diện, không kiểm tra tầng lầu của bưu cục là rất cẩu thả, chưa kiểm tra kỹ càng nơi xảy ra tội phạm mà nhanh chóng giao cho Ngành bưu điện dọn dẹp là có gì đó rất mờ ám… Mặc dù lên án gay gắt với những sai phạm “sơ đẳng” CQĐT, nhưng đa phần những ngừơi quan tâm đến vụ án không dám kết luận rằng: Hồ Duy Hải vô tội.
Những tưởng số phận của Hồ Duy Hải sẽ bị định đoạt, nhưng không, “Người tính không bằng Trời tính”!
Vẫn còn những người trong cuộc có lương tri, dũng cảm, không thể chấp nhận sự vô lý như vậy nên đã tuồn bản ảnh hiện trường, tử thi, cả bản ảnh thực nghiệm điều tra và những bút lục quan trọng ra ngoài cho phóng viên; và phải thật sự cảm ơn những anh phóng viên rất dũng cảm, không sợ hiểm nguy lần lượt tung ra những chứng cứ “chết người”, nó như nhát dao đâm thấu tận tâm can những người mà hôm qua còn ba hoa rằng họ luôn công tâm, khách quan và một lòng bảo vệ công lý, người như Hồ Duy Hải phải bị trừng trị thích đáng bằng bản ản tử hình, không đáng thương xót, nếu có hãy dành cho gia đình người bị hại…
Và còn có thêm những kẻ mạnh mồm hơn, bên cạnh hùng hồn bảo vệ việc làm mà trời đất bất dung (là góp phần tử hình người vô tội), còn kèm theo lời đe dọa rằng, những ai cố lập lờ bảo vệ cho Hải là cố tình xuyên tạc nhằm mục đích bêu xấu hình ảnh lãnh đạo và cơ quan tư pháp.
Đúng là lời đe dọa phần nào cũng có tác dụng làm không ít người lo sợ, nhưng nó không ngăn cản được sự thật, ngày càng nhiều chứng cứ có lợi cho Hải được tung lên mạng xã hội, những hình ảnh chân thực về hiện trường, những lời khai bị rút bỏ (như của Đinh Văn Còi, Lê Thanh Trí, Hồ Văn Bình và của anh Long), đã làm cho âm thanh của bọn đao phủ yếu dần, và đến đơn kêu oan, lời khai không nhận tội của Hải tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm cũng được đưa ra ánh sáng làm cho những kẻ rêu rao về công lý như bị nghẹn họng.
Đến hôm nay, một chứng cứ nữa mà tôi cho rằng nó nặng ký nhất để chứng minh Hồ Duy Hải hoàn toàn vô can là lời khai của Hải được Điều tra viên CQĐT lập lúc 16h30 ngày 20/3/2008. Hải khai rất rõ ràng như sau:
…Khoảng 18h00 ngày 13/01/2008 (nhằm ngày Chủ nhật), Hải điều khiển xe Wave, BS: 62KS-3040 đi đến tiệm cầm đồ Thuận Hưng để cầm cố chiếc điện thoại Nokia.N73 lấy số tiền 1.500.000đ, sau đó Hải chạy về gặp anh Đang (con 6 Thẳng), rồi cùng anh Đang đi đến quán cà phê ông Thượng, Hải đưa anh Đang 1.500.000đ để trả tiền thua cá độ bóng đá; đến khoảng 19h, Hải về nhà cất xe;
Hơn 19h00, Hải đi bộ đến quán bà 2A (mẹ anh Luân) chơi và hút thuốc, sau đó Hải mượn xe Wave BS: 62…3967 chạy đến đám ma nhà ông Tư Long;
Lúc này khoảng 20h00 ngày 13/01/2008, thì Hải gặp anh Thới, 22t (con 3 ông Phát); Hiếu, 25t (con ông 3 Xanh); Tùng Trinh, 22t (con ông 7 Tiến); anh Vinh, 27t (con dì ba Rưỡi); chú Hải (con ông Tà Mươi)… ngồi uống rượu chung bàn với cậu 3 Thẹo, 42t (con ông Tư Nghiêm); cậu 8 Thọ, 53t (con ông 5 Gà); anh Thái, 32t (con ông Tư Ú); Cu Em, 37t; Tám Thật, 46t… Hải ngồi ở đám ma đến khoảng 21h00 thì chạy xe Wave về trả cho bà 2A; sau đó Hải cùng với anh Hoàng, anh Điều (con ông 5 Phước) xem bóng đá tới 5h00 sáng ngày 14/01/2008 mới về nhà. Đến khoảng 7h00, thì nghe anh Tân (con ông 8 Hô) nói Hồng, Vân bị giết…
Từ lời khai này cho chúng ta thấy điều gì? Hồ Duy Hải có chứng ngoại phạm không thể thuyết phục hơn.
Muốn xác minh vấn đề này quá dễ, ai cũng làm được.
Thứ nhất, xác định xem đêm 13/01/2008, nhà ông Tư Long có đám tang hay không. Cái gì có thể sai, nhưng nhà có tang sự là không thể sai.
Thứ hai, xác minh chừng vài người có mặt tại đám tang nhà ông Tư Long đêm đó xem có ai xác nhận được Hải có mặt như vậy hay không (chỉ cần tình tiết này cũng đủ chứng minh Hải vô can với cái chết của 2 cô gái xấu số).
Thứ ba, xác mình bà 2A xem vào cái đêm định mệnh của 2 cô gái, Hải có mượn xe Wave của bà hay không; tôi nghĩ rằng bà 2A sẽ nhớ, vì sự kiện sáng hôm sau quá kinh hoàng, và khủng khiếp hơn là 2 tháng sau Hải bị quy kết giết 02 nạn nhân.
Thứ tư, làm việc với anh Hoàng, anh Điều về việc cùng xem bóng đá với Hải; và tải lịch thi đấu bóng đá của giải Ngoại hạng Anh, giải Ý, Tây Ban Nha là sẽ biết có các trận đấu diễn ra từ đêm đến sáng hay không.
Nếu như qua xác minh Hải có mượn xe, đi đám tang và xem bóng đá như Hải khai thì Hải không có bất kỳ sự liên quan gì đến vụ án. Khi đó cũng có quá đủ cơ sở kết luận người có thẩm quyền của CQĐT Long An phạm 02 tội: “làm sai lệch hồ sơ vụ án” và “truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội”; ngoài ra còn có thể có thêm tội thứ ba là “dùng nhục hình”.
Dĩ nhiên, khi Hồ Duy Hải bị đày đọa ngục tù trong thời gian đằng đẳng như vậy và suýt bị tử hình thì còn khối người trong cuộc nữa cũng có hành vi liên quan, và chúng ta dư sức để chứng minh họ phạm tội gì!
Cũng về bản cung đầu tiên của Hồ Duy Hải, Facebook Lê Thế Thắng có bài phân tích mang tựa đề: Những thay đổi trong lời khai của Hồ Duy Hải.
Ngày 20/3/2008 khi bị triệu tập, Hải khai không liên quan đến vụ án. Với đầy đủ các bằng chứng mình ngoại phạm (mượn xe chở Đang, nhậu, xem bóng đá cùng bạn).
Ngày 21/3, sau 1 ngày đêm câu lưu cùng “nghiệp vụ điều tra”, Hải đã nhận tội.
Hải khai trong bản nhận tội đầu tiên là đã đến hiện trường bằng xe Wave S, chiếc xe mà Hải vẫn thường đi. Hải khai đến hiện trường khoảng 8h tối – phù hợp tư duy logic với việc Hải rời tiệm cầm đồ sau 19h13 một lúc (sau khi nghe đt, cầm đồ xong, lấy tiền) rồi gặp gỡ bao nhiêu người, trả tiền này khác rồi mới qua bưu cục.
Nhưng những lời khai nhận tội ntn lại không khớp gì với lời khai nhân chứng Đinh Vũ Thường – lời khai được dùng để điều tra, kết tội Hải.
Thế Tất nhiên, đầu tiên là phải đổi thành xe Dream như Đinh Vũ Thường khai, thế là Hải “đã” thêm vào chi tiết về nhà dì Ba đổi xe khi khai lại. (Bản khai của nhân chứng Thường cũng có vẻ đã được làm lại cho giống xe dì Ba của Hải?)
Tiếp đến là thời gian đến hiện trường phải thành trước 7h30 tối (tức là chỉ khoảng hơn 10p di chuyển) – để hợp với lời khai Thường nhìn thấy (lúc 7h39). Lúc này lại kì khôi, bởi như tôi và cộng sự thực nghiệm thì mất 24p, còn Viện KSNDTC tính toán mất 28p. Nếu là thủ phạm đi nữa thì Hải không thể đến hiện trường lúc 7h40 phút tối chứ đừng nói là 7h30.
Việc phải đổi xe trong lời khai của Hải sẽ làm tăng thêm quãng đường, thời gian thực hiện. Rồi đến thời gian di chuyển cũng bị gò lại – thì nó rất phi thường.
Tất cả những việc này về logic đều thấy chỉ là để hợp lý nhất với lời khai của Đinh Vũ Thường – một lời khai rất mơ hồ về nhân dạng, nhưng có 2 chi tiết cụ thể là xe Dream nâu và giờ đến 7h39’
Ấy là chưa bàn lời khai của Đinh Văn Còi, Lê Thanh Trí hay anh Long chồng chị bán trái cây – những lời khai không rõ vì sao lại bị/ được rút đi
Thu Thủy từ TpHCM – Thoibao.de (tổng hợp)
>>> Tòa án Việt Nam lạc điệu với tiến bộ xã hội
>>> Human Rights Watch: Việt Nam gia tăng đàn áp bất đồng chính kiến ôn hòa
>>> Vụ Hồ Duy Hải: “ông Nghị Rau Muống” cố bênh vực cho Nguyễn Hòa Bình