Đài Loan “phá vòng vây” từ Trung Quốc

https://www.youtube.com/watch?v=y9pQb7OaubQ

Những ngày tới đây trong tháng 5 sẽ chứng kiến một tình thế trớ trêu khi một trong những chủ thể thành công nhất trong việc bảo vệ người dân vượt qua cuộc tàn sát của đại dịch COVID-19 sẽ không được mời tham dự cuộc họp đầu tiên của ngành y tế toàn cầu kể từ khi đại dịch virus corona bắt đầu, nơi các quan chức y tế sẽ gặp nhau (qua mạng) tuần tới tại Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) để quyết định thế giới nên giải quyết khủng hoảng như thế nào.

Đài Loan tham gia WHA, cơ quan ra quyết sách của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với tư cách quan sát viên từ năm 2009 đến 2016 khi quan hệ hai bờ eo biển ấm lên.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã ngăn Đài Loan tiếp tục vai trò này tại WHO từ năm 2016, sau khi bà Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách “Một Trung Quốc“, đắc cử.

Nhưng trong đại dịch COVID-19 này, Đài Loan đã được quốc tế hoan nghênh vì đã ngăn chặn được nhanh chóng và có hiệu quả sự lây lan của virus khi chỉ ghi nhận 440 trường hợp bị nhiễm và 7 trường hợp tử vong trong dân số 23 triệu người. Đài Loan cũng tự tin có một nền tảng để chia sẻ kinh nghiệm của mình với thế giới.

Trong những tuần gần đây, Mỹ, EU, Nhật Bản và một số quốc gia khác đã ủng hộ Đài Loan tham dự cuộc họp của WHA vào ngày 18/5 với tư cách quan sát viên.

Học giả Shelley Riggers, Giáo sư Khoa học Chính trị tại Davidson College và nhà nghiên cứu lâu năm về Đài Loan nhận định bây giờ có thể đang có “sự giảm dần kiên nhẫn” từ một số quốc gia trước sự phản đối từ Trung Quốc, một phản đối “cảm thấy rất trừu tượng và ý thức hệ trong khoảnh khắc, bạn biết đấy, thảm họa toàn cầu“.

Vào ngày 08/5, các nhà lãnh đạo của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Hoa Kỳ đã gửi thư tới gần 60 quốc gia nói rằng “chưa bao giờ quan trọng hơn để chúng ta đảm bảo tất cả các quốc gia ưu tiên an toàn và sức khỏe toàn cầu hơn chính trị“.

Ảnh: Ngoại trưởng New Zealand Winston

Ủy ban này nói rằng “chiến thuật bắt nạt” của Trung Quốc đã “làm suy yếu khả năng của Đài Loan trong việc đóng góp cho các nỗ lực đáp ứng quốc tế” và khiến mọi người gặp rủi ro cao hơn, vì vậy họ phải được phép tham dự cuộc họp.

Một số cường quốc bao gồm EU, Nhật Bản, Canada, Úc và New Zealand, đã phản ứng, mặc dù không nước nào đề nghị từ bỏ chính sách Một Trung Quốc.

Khi New Zealand ủng hộ đề nghị tham dự cuộc đàm phán của của Đài Loan, Trung Quốc đã phản ứng giận dữ khi nói rằng điều này có thể làm tổn hại mối quan hệ song phương.

Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Winston Peters nói trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi phải đứng lên tự bảo vệ mình.”

Và tình bạn thực sự dựa trên sự bình đẳng.”

Trung Quốc, mặc dù đang đối mặt với chỉ trích quốc tế vì là nguồn gốc của đại dịch cùng những sai lầm trong những ngày đầu của sự lây lan, đã phản ứng rất mạnh mẽ trước sự ủng hộ của phương Tây về việc Đài Loan tham dự cuộc họp trên.

Giáo sư Alexander Huang cho biết trong những năm gần đây, quan hệ đối ngoại của Trung Quốc đã trở nên có khuynh hướng dân tộc hơn rất nhiều và nhằm bảo vệ hình ảnh bản thân của nước này, và không khoan nhượng với bất kỳ lời chỉ trích nào.

Vì đại dịch, Trung Quốc đã trở nên nhạy cảm hơn với những lời chỉ trích từ [thế giới] bên ngoài và mặt khác, giờ đây, Trung Quốc đã tận hưởng nhiều năng lực hơn để thể hiện sức mạnh và quyền lực của mình.”

Trung Quốc luôn nổi giận với những gì họ gọi là sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề nội bộ. Nhưng lần này, Bắc Kinh đã thực sự tăng độ tức giận và các mối đe dọa, định vị mục tiêu của Đài Loan trong việc có mặt tại WHO như một nỗ lực để giành độc lập.

Truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã đã đăng một loạt các bài báo đặc biệt tấn công Mỹ.

Chỉ có một Trung Quốc trên thế giới. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc, và Đài Loan là một phần không thể thay đổi của Trung Quốc“, Tân Hoa Xã nói.

Tớ báo này cũng kêu gọi Hoa Kỳ ngừng chính trị hóa các phản ứng quốc tế đối với đại dịch.

Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo nhà nước thường hô hào tinh thần dân tộc của Trung Quốc, đã đăng một bài xã luận nói rằng điều này có thể đặt Trung Quốc vào vị trí sử dụng vũ lực – một mối đe dọa được nước này lặp đi lặp lại.

Hậu quả duy nhất có thể xảy ra là đại lục xét việc kết thúc trò chơi vô nghĩa này, bằng cách giải quyết câu hỏi Đài Loan một lần và mãi mãi thông qua các biện pháp không hòa bình,” tờ báo này viết.

Ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, sự hiện diện quân sự đã gia tăng ở Biển Đông và eo biển Đài Loan rộng 180km ngăn cách hai nước, nhưng sự phô trương sức mạnh đã biến thành cảnh báo.

Trong ba tháng qua, Trung Quốc đã gửi thêm nhiều loại máy bay ném bom, máy bay trinh sát và máy bay chiến đấu trên không, đội tàu hải quân của họ đã thực hiện nhiều cuộc tập trận hơn trước trong cùng khoảng thời gian“, ông Huang nói.

Trong một cuộc phỏng vấn với RFI khi được hỏi về lập trường của Đài Loan khi Trung Quốc cáo buộc Đài Loan rất có thể tận dụng dịch bệnh để tiến đến tuyên bố độc lập, Ngoại trưởng Đài Loan đã khẳng định mong muốn duy trì nguyên trạng để sống trong hòa bình và ổn định của quốc đảo này.

Ông Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu), Ngoại trưởng Đài Loan tuyên bố: “Vào một thời điểm dịch bệnh đổ ập đến Đài Loan cũng như những nơi khác trên thế giới, điều duy nhất mà chúng tôi lo lắng là làm sao có khả năng đối phó với tình hình này và hỗ trợ tốt nhất phần còn lại của thế giới.

Nếu lấy ví dụ chiến dịch để gia nhập WHO, chúng tôi đã tiến hành việc này hàng năm kể từ những năm 2000, và năm nay chúng tôi chẳng làm gì hơn ngoài những gì chúng tôi đã làm trước đây.

Năm nay, còn có một sự khác biệt, đó là Đài Loan đã chứng tỏ được khả năng kềm hãm dịch bệnh, và vì lý do này, đã có một sự công nhận mạnh mẽ hơn cho việc Đài Loan gia nhập WHO. Và điều đó chẳng có liên hệ gì với việc Đài Loan mong muốn tuyên bố hay đòi độc lập.

Dù Trung Quốc khẳng định mạnh mẽ rằng Đài Loan thuộc về Trung Quốc thì ai cũng biết điều đó là sai, thực tế không phải như thế. Thực tế chính là Đài Loan đã tự thân tồn tại, rằng Trung Quốc và Đài Loan là khác nhau, và hai bên bờ eo biển Đài Loan được quản lý bởi hai chính phủ khác biệt.

Cho nên, cần cẩn trọng trước những gì Trung Quốc đang làm cho một số nước phải tin, thậm chí trước những gì Trung Quốc buộc những nước đó phải nói công khai, nhất là khi Bắc Kinh muốn làm cho mọi người tin rằng Đài Loan thuộc về Trung Quốc.

Tuy nhiên, tôi có cảm giác rằng ngày càng có nhiều nước hiểu rõ tình hình thực tế của Đài Loan, rằng chúng tôi không phải là một phần của Trung Quốc. Và những gì chúng tôi mong muốn chính là duy trì nguyên trạng hiện nay sao cho mối quan hệ giữa đôi bờ eo biển có thể tiếp tục trong hòa bình và ổn định.”

Không chỉ kiểm soát thành công đại dịch, Đài Loan cũng đã giành được sự khen ngợi toàn cầu về tính minh bạch trong việc chia sẻ thông tin về các trường hợp nhiễm virus corona cũng như giúp đỡ các quốc gia khác với các nguồn cung cấp như khẩu trang, ngay cả những nước không công nhận Đài Loan là một quốc gia.

Ảnh: Lô khẩu trang Đài Loan viện trợ các nước   

Ngày 01/4, Đài Loan tuyên bố khởi động đợt viện trợ phòng chống dịch bệnh quốc tế đầu tiên, trao tặng tổng cộng 10 triệu chiếc khẩu trang y tế do Đài Loan sản xuất cho các nước bang giao, Mỹ và 11 quốc gia đang xảy ra dịch bệnh COVID-19 nghiêm trọng ở khu vực châu Âu.

Ngày 09/4, Đài Loan tuyên bố sẽ bắt đầu đợt viện trợ quốc tế thứ hai, trao tặng 6 triệu chiếc khẩu trang cho các quốc gia thành viên EU ở khu vực Bắc Âu, Trung Âu và Đông Âu, các tiểu bang của Mỹ đang diễn ra dịch bệnh nghiêm trọng, các quốc gia ở khu vực Mỹ Latinh và biển Caribbean, các quốc gia trong Chính sách hướng Nam mới và các nước bạn bè khác.

Bộ Ngoại giao cho biết: Trong đợt viện trợ thứ hai này, Mỹ sẽ được trao tặng 1 triệu chiếc khẩu trang; 8 quốc gia bao gồm: Slovakia, Áo, Thụy Điển, Đan Mạch, Slovenia, Estonia, Latvia và Lithuana được trao tặng 1,3 triệu chiếc. Tổng cộng số khẩu trang được trao tặng cho các quốc gia trong Chính sách hướng Nam mới là 1,6 triệu chiếc, các nước được trao tặng bao gồm Indonesia, Philippines, Việt Nam, Australia, Ấn Độ, Myanmar, Malaysia, Singapore.

Ngoài ra, Đài Loan sẽ cung cấp tổng cộng 1,05 triệu chiếc khẩu trang cho 9 nước bang giao ở khu vực Mỹ La tinh, biển Caribbean và các nước bạn bè, trong đó bao gồm: Belize, Guatemala, Haiti, Honduras, Nicaragua, Paraguay, St. Kitts và Nevis, St. Lucia, St. Vincent và Grenadines, trùng với danh sách trao tặng khẩu trang cho các nước bang giao trong đợt viện trợ đầu tiên.

 Sau khi đảm bảo nguồn cung khẩu trang trong nước và các nước liên quan đề xuất nhu cầu, Đài Loan mới triển khai trao đổi với các nước về vấn đề trao tặng khẩu trang. Tôn chỉ của công tác viện trợ khẩu trang là thực hiện mục tiêu “Đài Loan có thể giúp đỡ” (Taiwan Can Help).

Chiến dịch viện trợ của Đài Loan tuy không ồn ào nhưng đã thu được thành quả nhất định.

Trong khi Đức đặt mua khẩu trang từ Trung Quốc đại lục thì Đài Loan đã gửi tặng Đức 1 triệu khẩu trang.

Nhưng điều đáng nói là Đức không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan. Từ trước tới nay, chưa có một thành viên chính phủ nào của Đức tới thăm Đài Loan hay trao đổi thư từ chính thức với chính quyền Đài Bắc.

Có thể thấy từ trước đến nay Đức đã có cách tiếp cận chính sách “một Trung Quốc” phù hợp với cách hiểu và đáp ứng yêu cầu liên quan của Bắc Kinh.

Nhưng mới đây, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn đã gửi thư tới chính quyền Đài Loan. Nội dung bức thư chỉ là thể hiện sự cảm ơn của chính phủ Đức về nghĩa cử trên của Đài Loan, nhưng động thái này lại có ý nghĩa chính trị ngoại giao mới.

Cử chỉ ngoại giao này chưa thể thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa Đức và Đài Loan nhưng là tín hiệu mong manh về khả năng nó có thể bắt đầu khác trước.

Về phía WHO, tổ chức này đang mắc kẹt trong câu chuyện Đài Loan. WHO đã nói rằng tư cách thành viên hoặc tham dự của Đài Loan hoàn toàn phụ thuộc vào các quốc gia thành viên. Tổ chức này cũng nói rằng đã liên lạc với các quan chức y tế Đài Loan và thông tin đang được chia sẻ.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo gần đây nói, Tổng giám đốc của WHO có quyền mời Đài Loan, nhưng ông Steven Solomon thuộc văn phòng pháp lý chính của WHO nói rằng các tổng giám đốc chỉ mở rộng lời mời khi các quốc gia thành viên rõ ràng ủng hộ, vì vậy đây không phải là trường hợp thông thoáng.

Nhưng như nhà nghiên cứu Riggers chỉ ra, Đài Loan trước đây đã có thể tham dự và các chỉnh thể phi nhà nước khác như Chính quyền Palestine và Vatican cũng có tư cách quan sát viên.

Chúng ta đang nói về một quốc gia vì một lý do rất cụ thể đã bị loại trừ“, bà nói.

COVID-19 một lần nữa lột trần những hạn chế của một chế độ chuyên chế Trung Quốc trước nền dân chủ mạnh mẽ Đài Loan.

Hiện nay cũng chưa thể biết, trong cuộc họp đại hội đồng của WHO diễn ra tại Genève, Thụy Sĩ, từ ngày 17-21/05/2020, Trung Quốc sẽ chia sẻ kinh nghiệm gì với thế giới? Là sự phong tỏa nghiệt ngã mà người dân Vũ Hán phải chịu đựng trong nỗi khốn khổ, cay đắng; là sự đàn áp tự do ngôn luận như việc kiểm điểm bác sĩ Lý Văn Lượng cùng đồng nghiệp hay việc khiến các nhà báo nhân dân, những người lên tiếng, phản ánh sự thật đột nhiên mất tích; là việc làm giảm nhẹ số liệu người tử vong và người mắc bệnh; hay là việc sản xuất ồ ạt khẩu trang và thiết bị y tế kém chất lượng để xuất khẩu đi các nước khác nhằm tuyên truyền cho thể chế độc tài, thu lợi nhuận trên những cái chết của hàng trăm nghìn người dân trên khắp thế giới.

Trung Kiên – Thoibao.de (Tổng hợp)

https://www.youtube.com/watch?v=psgCs7y4eEQ
Đài Loan “chơi cứng” với TQ