Bộ Tư pháp Mỹ tố cáo Trung Quốc ăn cắp dữ liệu thông tin trên thế giới

 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Rod Rosenstein mới đây đã tố cáo Chính phủ Trung Quốc ăn cắp dữ liệu mật của doanh nghiệp và các cơ quan chức năng của ít nhất 12 nước phương Tây, trong đó có Đức từ 12 năm qua.

Theo các số liệu thu được, các tin tặc Trung Quốc đã được lệnh của Bắc Kinh xâm nhập vào được ít nhất 45 cơ quan chức năng của Mỹ cũng như các doanh nghiệp công nghệ lớn và ăn cắp được hàng trăm Gigabyte những dữ liệu mật nhạy cảm. Các cuộc tấn công tin tặc đã kéo dài trong nhiều năm, có lẽ từ năm 2006 tới 2018. Tin tặc đã cài mã độc và tải về dữ liệu. Nhằm tránh bị phát hiện, tin tặc đã cài các chương trình độc hại, nhưng trông như những phần mềm hợp pháp. Thông qua đó, từ Trung Quốc họ có thể truy cập những máy tính này và lấy được mật khẩu để lục lọi thông tin của toàn bộ doanh nghiệp cũng như những doanh nghiệp khác.

Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố hai người Trung Quốc là Zhu Hua và Zhang Shilong. Hai người này đã mang những mật danh như „Godkiller“, „Stone Panda“ hoặc „Red Apollo“ để truy cập những mạng cần thiết. Họ là thành viên của một nhóm tin tặc lấy biệt hiệu là APT10, làm việc cho một doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ với Bộ Công an Trung Quốc.

Rosenstein cho biết, bản cáo trạng buộc tội các bị cáo là một bộ phận của một nhóm đã đột nhập máy tính của ít nhất một chục quốc gia và tạo điều kiện cho mật vụ Trung Quốc có được những thông tin nhạy cảm của các doanh nghiệp. Điều này không có gì khác là lừa đảo và ăn cắp, tạo cho Trung Quốc một lợi thế bất hợp pháp so với các doanh nghiệp và quốc gia tôn trọng các quy định quốc tế. Các doanh nghiệp Mỹ đã phải mất nhiều năm trời mới có được kết quả nghiên cứu, trong khi Trung Quốc cứ ăn cắp là có được.

Các doanh nghiệp bị tin tặc tấn công, lấy cắp dữ liệu ở nhiều lĩnh vực, trong đó các các doanh nghiệp phụ trợ cho các hãng xe ô tô, các hãng sản xuất công cụ thí nghiệm, lĩnh vực ngân hàng và tài chính cũng như những doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, trang thiết bị y tế, công nghệ sinh học, dược phẩm, khai thác mỏ, khai thác dầu khí, hàng không và nghiên cứu vũ trụ.

Các cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc vào Mỹ, Đức và nhiều nước khác đã gây thiệt hại hàng Tỷ USD mỗi năm.Quốc Phong – Thoibao.de

Nguồn: kênh truyền hình N-TV của Đức http://bit.ly/2V4fG77



>> Hải quan Đức tịch thu hơn 100.000 lươn con định nhập lậu về Việt Nam 

>> Báo động tệ nạn trộm cắp có tổ chức của người Việt tại siêu thị Đức 

>> Vật thể lạ ở vùng biển Việt Nam 

>> Người Việt tại Đức đưa Phật đến nhà hàng và tôn giáo „định hướng XHCN“ 

>> Một nhà báo Việt Nam tại Đức vẫn bị kiểm duyệt 

>> Đức: Cảnh sát tịch thu tiền, khóa tài khoản và bắt giữ nhiều người Việt Nam tiêu thụ đồ ăn cắp 

>> Lỗ hổng Facebook đã được lấp lại, sau khi trang Thời Báo yêu cầu Facebook giải trình vụ tài khoản bị khóa

>> Đức: Xét xử một người Hà Lan gốc Việt vì tình nghi trồng cần sa 

>> ĐẠI DIỆN CÁC CƠ QUAN NGOẠI GIAO TẠI HÀ NỘI ĐỌC BẢN TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN BẰNG TIẾNG MẸ ĐẺ

>> Đức: Tiếp tục bắt giữ người Việt Nam làm chui trong tiệm Nails 

>> Việt Nam nên cập nhật hóa chiến lược Biển Đông

>> Cảnh sát Đức tóm gọn kẻ ăn cắp, trao lại túi tiền 9000 Euro cho người Việt Nam

>> Đức: Tịch thu 2000 con lươn chuẩn bị đưa lên chuyến bay về Việt Nam

>> Cảnh sát Séc cảnh báo về tội phạm tham nhũng khi cấp Visa cho người Việt Nam

>> Cảnh sát Slovakia tiếp tục điều tra Tô Lâm và đoàn công tác Bộ Công an Việt Nam