Tình cảnh ngặt nghèo của cộng đồng người Thượng Việt Nam

Nhóm người Thượng vượt biên từ Việt Nam sang Campuchia

Suốt nhiều nhập kỷ qua, cộng đồng người Thượng đã phải chịu đựng sự đàn áp khủng bố vì đã ủng hộ Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam và thực hành tôn giáo mà chính quyền cho là “thứ tôn giáo ma quỷ”. Ngay cả đối với những người đã có thể trốn khỏi Việt Nam, thì tương lai phía trước cũng không hề sáng sủa hơn.

Chen chúc phía sau thanh chắn trong nhà giam của Trung tâm Di (IDC) trú khét tiếng ở Bangkok, cô Siu H’kli, 30 tuổi người dân tộc Thượng là dân tị nạn từ Việt Nam sang, đang cố nói to để át tiếng của hàng trăm người khác cũng đang cố nói chuyện với người thân cũng như những người làm công tác từ thiện.

Mặc trên người bộ đồng phục màu cam của nhà giam, H’kli gần như hét lên “Tôi sợ lắm. Tôi thì ở đây trong khi các con tôi vẫn còn ở ngoài kia. Chúng tôi không quan tâm là sẽ đi đâu, chỉ cần không trở lại Việt Nam là được.”

Đứng bên cạnh cô là Nay Y Khot, 25 tuổi. Mặc dù đang bị nhốt chung trong nhà giam bẩn thỉu dơ dáy với 130 người nhập cư khác, nhưng cái khiến cậu lo sợ lại là việc có thể bị ép quay lại Việt Nam. Cậu giải thích “Nếu tôi bị buộc trở về Việt Nam, tôi sẽ lại bị tống vào tù và bị tra tấn.”

H’kli và Y Khot là 2 trong số 85 người Thượng bị bắt trong cuộc bố ráp hồi tháng Tám vừa qua tại tỉnh Nonthaburi. Danh sách cho thấy độ tuổi của họ trải rộng từ 18 đến 70 tuổi. Ngoài ra, theo tổ chức Fortify Rights, còn có 47 trẻ em dân tộc Thượng đang được giữ tại trụ sở của Bộ Phát triển Xã hội và An ninh Con người Thái Lan.

Đây mới chỉ là diễn biến mới nhất trong cái vòng tròn luẩn quẩn không hồi kết của sự khổ nhọc mà cộng đồng người Thiên Chúa giáo bị lãng quên này đang phải chịu đựng.

Người Thượng, hay còn gọi là Đề Ga, là một cộng đồng người dân tộc sinh sống lại khu vực Tây Nguyên của Việt Nam.

Hàng thập kỷ qua, họ đã phải chịu đựng sự khủng bố vì vô tình ủng hộ người Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam và thực hành tôn giáo mà chính quyền Hà Nội coi là “tôn giáo ma quỷ”.

Đã có rất nhiều cáo buộc cho thấy họ đã bị vi phạm nhân quyền và bị cướp hết đất đai ở quê nhà. Hàng ngàn người đã tháo chạy sang Campuchia và Thái Lan trong những năm gần đây với hy vọng sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nhật báo South China Morning Post tại Thái Lan đăng bản tin về tình hình bi đát của người Thượng từ Việt Nam sang tị nạn

Hàng trăm người tháo chạy dưới làn sóng bắt đầu từ năm 2014 đã bị buộc quay lại Việt Nam “một cách tự nguyện” hoặc bị chính phủ Campuchia ép quay về. Số còn lại thì chấp nhận sống trong tình trạng bán giam giữ ở Phnom Penh hoặc bị giam tại trung tâm IDC và các nhà giam ở ngoại ô Bangkok.

Ngồi trong căn nhà nhỏ tại một quận xa trung tâm thủ đô, khoảng chục người Thượng đã kể lại về nỗi kinh hoàng đã khiến họ phải rời bỏ nơi quê cha đất tổ.

Anh Sin Thut, 31 tuổi, kể lại cái ngày anh đến thăm em gái mình. Lúc đó anh rất lo lắng cho sự an toàn của em gái vì chồng cô đã bỏ đi còn bản thân cô lại từng bị tay cảnh sát khu vực hãm hiếp.

“Mặc dù cửa đóng kín nhưng tôi nghe thấy có tiếng động bên trong nên tôi đã mở cửa đi vào và nhìn thấy vẫn tên cảnh sát lần trước đang cố hiếp dâm em gái tôi. Khi tôi định nhảy bổ vào hắn thì hắn đã quật ngã tôi xuống sàn. Trước khi rời đi hắn còn kê sát súng vào đầu tôi và đe dọa rằng nếu tôi nói cho ai biết chuyện này thì hắn sẽ giết cả gia đình tôi.”

Người Thượng tị nạn ở Phnom Penh bị công an Việt Nam tra hỏi

Anh Nay Them, 33 tuổi, là chồng của H’kli, cho biết anh đã bị bắt hai lần và bị công an đánh đập vì đi cùng một tu sĩ người Thượng khá nổi tiếng là A Dao, người đã bị kết án 5 năm tù giam vì tội “tổ chức đưa người vượt biên trái phép” hồi năm ngoái.

Cả hai vợ chồng Them và H’kli đều dương tính với HIV. Mặc dù thừa nhận không thể chắc chắn 100% nhưng Them tin rằng anh đã bị nhiễm HIV trong một lần thực hiện truyền máu, mà anh cho là không cần thiết, tại một bệnh viện quân đội sau một va chạm giao thông hồi năm 2013. Them tin rằng toàn bộ vụ việc này đều được dàn dựng bởi anh không thể tìm ra cách giải thích nào hợp lý hơn cho việc bị nhiễm bệnh bởi vợ chồng anh đều sống rất chung thủy.

Anh cũng cho biết phía công an đã nhanh chóng lan truyền chuyện này đi khắp nơi. “Công an biết là tôi bị HIV và bắt đầu có những lời đồn đại rằng tôi lúc nào cũng tỏ vẻ sùng đạo nhưng lại bị HIV. Cuối cùng thì cả làng đều biết chuyện.”

Những người khác cũng kể lại những câu chuyện họ bị tra tấn, đe dọa và bị chặn mọi đường sống, thậm chí đến trường học trẻ con cũng bị cấm nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ là tiếng Jarai.

Khi những người Thượng bị trục xuất về Việt Nam, có một kịch bản mà chính quyền Hà Nội thường dựng lên là ép họ phải tố cáo Liên Hợp Quốc trên truyền hình và cảnh báo những người khác không được làm theo họ.

Vì chính quyền cộng sản Việt Nam luôn giám sát chặt chẽ khu vực Tây Nguyên và từ chối không cho bất cứ nhà báo hay người hoạt động nào tiếp cận khu vực này nên việc xác nhận danh tính của những người Thượng tị nạn là vô cùng khó khăn.

Nhưng bản thân chính quyền Việt Nam lại rất ít khi phủ nhận các cáo buộc này. Vào năm 2015, một báo cáo của tổ chức Quan sát Nhân quyền Quốc tế có tựa đề “Đàn áp tôn giáo không chính thống: Những hành động chống lại người Thượng ở Việt Nam” đã bị một số phương tiện truyền thông nhà nước xào xáo, bịa đặt thêm thông tin. Một tờ báo còn khẳng định rằng các quan chức địa phương đã tổ chức “rất nhiều hoạt động truy quét” để chống lại hoạt động tôn giáo không chính thống của cộng đồng người thiểu số nhằm “đối phó một cách nghiêm túc với những người lãnh đạo và thành viên chủ chốt”.

Và chính phủ Việt Nam đã không hề phản hồi lại yêu cầu bình luận về sự việc này.

Ngay cả khi những người Thượng ở Thái Lan ít bị trục xuất về Việt Nam hơn là ở Campuchia, thì cuộc sống của họ vẫn rất bấp bênh. Trong khi một số người đã được cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc công nhận là người tị nạn thì với việc không có bất một giấy tờ tùy thân hợp lệ nào, họ cũng không thể làm việc hay học tập và phải sống dựa vào các tổ chức từ thiện hoặc làm việc bất hợp pháp, khiến họ dễ bị lạm dụng và bắt giữ.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc tổ chức Quan sát Nhân quyền Quốc tế khu vực châu Á cho biết, chính phủ Thái Lan không muốn công nhận người tị nạn và điều này làm gia tăng các vụ xâm phạm về quyền cũng như giam giữ vô thời hạn đối với những người đáng lẽ phải được bảo vệ.

“Việc chia cắt trẻ em người Thượng của Việt Nam khỏi bố mẹ chúng là hoàn toàn trái ngược với nghĩa vụ mà Thái Lan phải thực hiện theo Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, và bố mẹ chúng nên được trả tự do và được đoàn tụ với con mình.”

Trẻ em người Thượng tị nạn ở Thái Lan thường bị chia cắt khỏi bố mẹ.

Trong một bài báo đăng trên tờ Bangkok Post, ông Kasit Piromva, nguyên bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan, đã thẳng thắn chỉ trích cách tiếp cận của chính phủ. “Chúng ta cần phải bỏ ngay cái suy nghĩ coi người tị nạn là vấn đề an ninh quốc gia, thay vào đó phải coi đó là vấn đề nhân đạo. Chúng ta cần giúp đỡ những người đó, chứ không phải giam giữ họ.”

Một quan chức phụ trách vấn đề di trú, khi được hỏi về kế hoạch cho những người Thượng ở trung tâm IDC, đã bỏ ngỏ câu trả lời.

Bà Grace Bui, một tình nguyện viên của Dự án Hỗ trợ người Thượng, chuyên cung cấp thực phẩm cho những người Thượng ở trong trại giam và khu vực ngoại ô Bangkok cho biết cơ hội để những người này được tiếp nhận ở quốc gia khác là cực kì thấp. Những người tị nạn đến từ đất nước có chiến tranh luôn là vấn đề khiến những quốc gia khác cảnh giác, điều đó có nghĩa là những người Thượng có thể sẽ bị bỏ tù hằng năm trời.

Đó chính là điều khiến Sin Thut lo ngại. “Điều đó không phụ thuộc vào tôi. Tôi sẽ đến bất cứ đâu mà chính phủ nước đó tiếp nhận. Tôi biết nếu tôi quay lại Việt Nam thì sẽ là vấn đề rất nghiêm trọng. Đây là vấn đề của toàn bộ cộng đồng người Thượng, có nhiều người còn đang khổ sở hơn tôi nhiều.”

Hoàng Trang – Thoibao.de biên dịch theo nhật báo South China Morning Post phát hành tại Thái Lan.

Nguồn: https://www.scmp.com/week-asia/politics/article/2171490/persecuted-hanoi-locked-bangkok-montagnards-vietnams-forgotten 



>> Khởi đầu mới mối quan hệ Đức-Việt – Chính phủ Đức vẫn tiếp tục can thiệp cho Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức

>> Hiểm họa toàn cầu từ nền chuyên chế kỹ thuật số của Trung Quốc 

>> Cuộc đàm phán hàn gắn mối quan hệ ngoại giao Đức – Việt đã diễn ra hôm nay. Việt nam có đáp ứng yêu cầu trả Trịnh Xuân Thanh về Đức hay không?

>> Tổng Công tố Đức điều tra về việc mật vụ Việt Nam đe dọa các nhà bất đồng chính kiến ở Đức

>> Chỉ trong một đêm, Cảnh sát đã truy bắt được hai vụ đưa người Việt Nam vượt biên bất hợp pháp vào Đức

>> Phó Giáo sư Tiến sĩ Chu Hảo tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam 

>> Ông Nguyễn Trung nguyên trợ lý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, dừng sinh hoạt Đảng và phản đối Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật Phó giáo sư, Tiến sĩ Chu Hảo

>> Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trấn áp trí thức

>> Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sang giúp Đức „tìm lại những mặt ưu việt của chủ nghĩa xã hội hiện thực trước đây“

>> Nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi đảng

>> Tôi tự ra khỏi Đảng cộng sản Việt Nam

>> Phản ứng của trí thức trước án kỷ luật Giáo sư Chu Hảo 

>> Sớm nhất trong nửa năm cuối 2019 hoặc đầu năm 2020 Hiệp định Thương mại EU-Việt Nam mới được ký kết và thông qua? 

>> Ông Trọng lên ngôi và cơ hội nào cho cải cách ở Việt Nam?

>> Có phải Việt Nam đang di chuyển về chế độ tập quyền?

>> Cơ quan điều tra đang chờ Lê Hồng Quang quay lại Slovakia để thẩm vấn về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh